Điểm tin y tế tuần 1 -2017

VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO

1. Các văn bản có hiệu lực từ ngày 01/01/2017

  1. Thu lệ phí trước bạ ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống
  2. Lệ phí cấp mới thẻ Căn cước công dân 30.000 đồng
  3. Xử phạt xe không chính chủ
  4. Bỏ quy định cấm người đẹp đoạt danh hiệu chụp ảnh khỏa thân
  5. Cho phép chuyển đổi giới tính
  6. Thừa nhận kết quả phân loại trang thiết bị y tế
  7. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm
  8. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực dược, mỹ phẩm
  9. Biện pháp thúc đẩy việc nuôi con bằng sữa mẹ tại cơ sở khám, chữa bệnh
  10. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa
  11. Luật Dược 2016
  12. Mức lương tối thiểu vùng:
  • Từ ngày 1/1/2017, Nghị định số 153 quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động chính thức có hiệu lực. Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp từ ngày 1/1/2017 như sau: Vùng I: 3.750.000 đồng/tháng; vùng II: 3.320.000 đồng/tháng; vùng III: 2.900.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.580.000 đồng/tháng.
  • Theo đó, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 180.000-250.000 đồng/tháng.
  1. Giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập:
  • Từ ngày 1/1/2017, Thông tư số 240/2016/TT-BTC quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập
  • Giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Khi thu tiền dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng, cơ sở y tế công lập sử dụng hóa đơn cung ứng dịch vụ theo quy định
  • Nguồn thu từ cung ứng dịch vụ, sau khi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật thì phần còn lại được để lại đơn vị sử dụng theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập.
  1. Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế:
  • Từ ngày 1/1/2017, Thông tư số 278/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực y tế
  • Tổ chức, cá nhân khi đề nghị cơ quan quản lý nhà nước thực hiện các công việc liên quan đến lĩnh vực y tế quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư này thì phải nộp phí.
  • Các cơ quan thuộc Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện công việc được thu phí theo quy định tại Thông tư này là tổ chức thu phí.
  • Mức thu phí trong lĩnh vực y tế thực hiện theo quy định tại Biểu phí ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Chậm nhất là ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí phải gửi số tiền phí đã thu của tháng trước vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách mở tại Kho bạc nhà nước.
  1. Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm:
  • Từ ngày 1/1/2017, Thông tư số 41/2016/TT-BYT quy định danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy cơ và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm
  • Ban hành kèm theo Thông tư này Danh mục vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm theo nhóm nguy và cấp độ an toàn sinh học phù hợp kỹ thuật xét nghiệm.

TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN

1. Chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm dịp cuối năm 2016 và mùa lễ hội đầu năm 2017

Theo Cục y tế dự phòng, ngày 27/12/2016, trong năm 2016, đặc biệt trong những tháng cuối năm tình hình dịch bệnh cúm gia cầm có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới. Theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) chủng cúm A(H5) tiếp tục được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt, kể từ tháng 6/2016, chim hoang dã và gia cầm ở nhiều quốc gia ở châu Âu và châu Á như tại Áo, Croatia, Đan Mạch, Đức, Hungary, Ấn Độ, Israel, Hà Lan, Ba Lan, Nga, và Thụy Sĩ được phát hiện nhiễm vi rút cúm gia cầm A(H5N8). Các nhà khoa học nhận định có mối liên hệ giữa nguyên nhân chết ở chim hoang dã, di cư và các vụ dịch tại các trang trại nuôi gia cầm.

Trên người, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã liên tục ghi nhận các trường hợp mắc các chủng cúm A(H5) động lực cao như cúm A(H5N1), cúm A(H5N6) tại Trung Quốc, Ai Cập trong năm 2016. Ngoài ra, các trường hợp mắc cúm A(H7N9) cũng được ghi nhận rải rác tại Trung Quốc đại lục (124), Hồng Kông (01). Đặc biệt, ngày 24/12/2016 Trung Quốc thông báo đã ghi nhận trường hợp cúm A(H9N2) tại Quảng Đông và có tiền sử tiếp xúc với gia cầm sống.

Để chủ động ngăn ngừa sự lây truyền của vi rút cúm gia cầm sang người trong dịp cuối năm 2016 và mùa lễ hội đầu năm 2017, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung sau:

  1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
  2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
  3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
  4. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

2. 10 phát minh y học sẽ được ứng dụng rộng rãi năm 2017

Theo báo Phụ nữ, ngày 31/12/2016, Năm 2016 cũng là một năm ghi dấu ấn của những phát minh y học mới hứa hẹn sẽ được ứng dụng rộng rãi vào năm tới đây.

  1. Máy tạo nhịp tim mini không dây: Chỉ to bằng viên thuốc lớn, được cấy ghép vào tĩnh mạch đùi thông qua một ống thông mà không cần phẫu thuật.
  2. Mắt nhân tạo Argus II: Chuyển đổi hình ảnh từ máy quay video tí hon thành xung điện tới điện cực, kích thích các tế bào võng mạc gửi thông tin hình ảnh đến não
  3. Thuốc in 3D: Với đặc điểm vượt trội so với viên nén thông thường và hòa tan gần như ngay lập tức khi thả vào nước, hứa hẹn sẽ thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp dược phẩm.
  4. Điều trị tổn thương dây chằng bằng cầu nối là miếng bọt xốp tạo thành cục máu đông giúp dây chằng hình thành trở lại và miếng bọt xốp tự tan đi trong chất lỏng ở đầu gối.
  5. Thuốc giảm mỡ máu PCSK9: Tách cholesterol khỏi máu và có hiệu quả gen cholesterol cao, hiệu quả với những người có gen mỡ máu cao khi giảm 50% mức mỡ máu.
  6. Công nghệ điều chỉnh ADN: Giúp cải thiện sức khỏe và hàng trăm căn bệnh có tính di truyền hoặc do biến đổi gen ở con người.
  7. Chữa bệnh từ xa qua mạng: Kết nối với bác sĩ, y tá qua các cuộc trò chuyện video trực tuyến giúp bệnh nhân giảm nhu cầu nhập viện và giảm 30% tỷ lệ tử vong.
  8. Ghép chân tay robot với một phần não bộ: Thực hiện những cử động bình thường như một phần của cơ thể.
  9. Vòng đeo tay sức khỏe : Theo dõi hoạt động, thói quen ăn ngủ và nhiều thông tin sức khỏe khác của người đeo.
  10. Bộ phòng ngừa đột quỵ: Bao gồm thuốc tiêu sợi huyết tPA, máy chẩn đoán và nhân viên sẵn sàng trong phòng cấp cứu

3. Những sự cố y khoa hy hữu năm 2016

Theo báo Phụ nữ, ngày 31/12/2016, Vụ sản phụ sinh mổ bị bác sĩ cắt nhầm niệu quản, bệnh nhân đau chân trái bị mổ nhầm chân phải... là những sự cố y khoa trong năm nay.

  1. Hai bệnh nhân cùng tử vong sau gây mê tại một bệnh viện
  2. Cụ ông được chẩn đoán có thai
  3. Sản phụ sinh mổ bị bác sĩ cắt nhầm niệu quản
  4. Bệnh nhân đau chân trái, bác sĩ mổ nhầm chân phải

4. Kinh hoàng những vụ ngộ độc lớn nhất năm 2016

Theo báo Đời sống pháp luật, ngày 31/12/2016, Những vụ ngộ độc lên đến hàng trăm người trong năm 2016 là hồi chuông cảnh báo cho nạn thực phẩm bẩn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Đặc biệt, các vụ ngộ độc lớn được ghi nhận tại các bếp ăn tập thể của công nhân của các khu công nghiệp.

  1. Gần 100 công nhân nhập viện ngộ độc thực phẩm ở Bình Phước
  2. Hơn 50 công nhân nhập viện sau bữa trưa ở TP.HCM
  3. Nhân bánh mì nhiễm khuẩn khiến hơn 100 người ngộ độc ở Huế
  4. 86 người ngộ độc sau khi đi đám cưới về ở Nam Định
  5. Nhân viên văn phòng Hà Nội nhập viện khẩn cấp vì ăn bánh mì kẹp thịt
  6. 78 trẻ mầm non cùng lúc bị ngộ độc thực phẩm ở tỉnh Vĩnh Long

5. Chi phí y tế dành cho mỗi người khoảng 1 triệu đồng/năm

Theo báo Việt Nam Plus, ngày 30/12/2016, hiện nay, chi phí dành cho y tế tại Việt Nam tính trên đầu người thấp: khoảng 1 triệu đồng/người/năm, bằng 1/10 của Thái Lan, 1/20 so với Singapore. Vì vậy, nguồn tài chính chi cho ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh thấp.

Bên cạnh đó, hệ thống mạng LAN trong bệnh viện chưa hoàn thiện, tốc độ đường truyền còn chậm, phần mềm quản lý bệnh viện đang sử dụng phần lớn chưa đáp ứng được yêu cầu kết xuất trên các biểu mẫu thanh quyết toán của bảo hiểm y tế Đến ngày 15/12/2016, cả nước có 12.653/12.719 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện được kết nối liên thông dữ liệu đạt 99%. Có 66 trạm y tế của 11 tỉnh chưa triển khai được do không có lưới điện, không phủ sóng internet. Đã có trên 6.990 cơ sở khám chữa bệnh (trên 50%) kết nối và gửi dữ liệu tới cổng dữ liệu y tế của Bộ Y tế.

THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ

1. Kết quả thử nghiệm chính thức xác nhận vắc xin Ebola bảo vệ con người chống lại vi rút này

Vắc xin rVSV-ZEBOV, đã được nghiên cứu thử nghiệm trên 11.841 người ở Guinea trong năm 2015. Trong số 5.837 người được tiêm vắc xin này, không có trường hợp mắc Ebola sau khi tiêm khoảng 10 ngày hoặc hơn. Trong khi đó, ở những người không tiêm vắc xin đã có 23 trường hợp mắc Ebola sau 10 ngày hoặc hơn.

Vắc xin rVSV-ZEBOV được phát triển bởi Cơ quan Y tế Công cộng Canada. Vắc xin được tạo ra bằng cách thay thế một gien gây hại của vi rút gây viêm miệng mụng nước (VSV) bằng một gien mã hóa protein bề mặt vi rút Ebola. Vắc xin này không chứa bất kỳ loại vi rút Ebola sống. Thử nghiệm trước đó đã cho thấy vắc xin bảo vệ động vật đối với vi rút Ebola, và được an toàn và tạo ra đáp ứng miễn dịch ở người.

2. Vi khuẩn có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh?

Theo WHO, ngày 29/12/2016, muỗi có khả năng giết khoảng 700.000 người mỗi năm bằng cách truyền vi rút gây bệnh cho người như chikungunya, sốt xuất huyết và Zika. Với sự giúp đỡ của WHO, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những con muỗi nhân tạo bị nhiễm một loại vi khuẩn gọi là vi khuẩn Wolbachia thì chúng không thể truyền các bệnh này một cách dễ dàng. Vi khuẩn Wolbachia tồn tại một cách tự nhiên trong cơ thể muỗi, và vi khuần này được lan truyền cho các thế hệ muỗi sau để tạo ra các quần thể muỗi mang vi khuẩn Wolbachia. Chính vì thế, có thể ngăn chặn sự lây lan các dịch bệnh do muỗi gây ra.

Ban Biên tập website Viện

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,