Thuốc sốt rét giả phổ biến ở châu Á, châu Phi

Hơn 1/3 thuốc sốt rét được xét nghiệm trong thập kỷ vừa qua tại Đông Nam Á và cận Saharan châu Phi cho kết quả hoặc là thuốc giả hoặc là chất lượng kém, điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến những nỗ lực trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét.

Khi dùng thuốc giả không có hoạt tính chống sốt rét, bệnh nhân sốt rét có thể tử vong do thuốc không có tác dụng chữa bệnh, trường hợp sử dụng thuốc có chứa hoạt tính chống sốt rét, nhưng không đủ để diệt toàn bộ ký sinh trùng sốt rét, thì cũng là một tai hại bởi vì nó thúc đẩy kháng thuốc và dần dần có thể khiến thuốc trở thành vô hiệu.

Những năm gần đây, các nhà khoa học đã cảnh báo về dấu hiệu kháng thuốc ngày càng tăng tại miền tây Campuchia, vùng biên giới Thái Lan - Miến Điện đối với thuốc phối hợp artemisinin - thuốc hiệu quả được sử dụng rộng rãi hiện nay để điều trị sốt rét và việc sử dụng thuốc sốt rét không hiệu quả bị qui trách nhiệm gây nên kháng thuốc.

Các nhà nghiên cứu phát biểu cần có nhiều labo trên thế giới hơn nữa để xét nghiệm thuốc giả - hiện chỉ có 3/47 nước sốt rét lưu hành ở châu Phi được trang bị để có thể xét nghiệm thuốc giả.

Các tác giả đã đánh giá, phân tích 27 nghiên cứu đã được công bố và không công bố từ năm 1999 - 2010, để xem xét vấn đề thuốc sốt rét giả và kém chất lượng.

Tại Đông Nam Á, nhiều loại thuốc sốt rét khác nhau từ 7 nước được phân tích, trong số 1437 mẫu, 35% có thành phần hóa học sai, gần nửa trong số 919 mẫu đóng gói sai, 36% trong số 1260 mẫu là giả thực sự. Tại Phi châu, 35% trong số 2297 mẫu thu thập được từ 21 nước có số lượng hoạt chất sai; 36 % trong số 77 mẫu đóng gói sai, và 20% trong số 389 mẫu là giả thực sự.

Các tác giả đã đề cập nhiều trường hợp không được báo cáo và cũng chỉ ra các nguyên nhân khác dẫn tới vấn đề trên như bệnh nhân mua thuốc không có đơn thuốc, việc tự điều trị cùng với việc dùng thuốc quá hạn sử dụng hoặc thuốc kém phẩm chất do bảo quản thuốc không đúng cách.

Vài nghiên cứu trước đây đã tìm thấy các dấu hiệu một số thuốc giả được sản xuất tại Trung Quốc và được buôn lậu vào Đông Nam Á, nhưng cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để hiểu rõ phạm vi và sự phức tạp của vấn đề này. “ quan trọng là, chưa có nghiên cứu ngẫu nghiên lớn nào về chất lượng thuốc được tiến hành ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ”. Michael Seear, ở British Columbia Children’s Hospital tại Vancouver bình luận : “ vì khoảng 1/3 dân số thế giới sống tại hai nước này và đây có thể là nguồn gốc của nhiều thuốc giả, ước lượng thuốc giả trên toàn cầu nên được điều tra một cách nghiêm túc ”

Nayyar tại U.S. National Institutes of Health cũng kêu gọi rằng những người làm thuốc giả phải bị mang ra xét xử, gồm cả việc thiết lập một pháp lý chung để trừng phạt những người tham gia vào buôn bán thuốc qua biên giới. Hiện nay, các chế tài pháp luật liên quan chỉ mới có giá trị trong phạm vi từng quốc gia. Việc sản xuất và phân phối thuốc sốt rét giả nên bị truy tố như là tội ác chống lại loài người.

P.QLKH - ĐT

Nguồn: Study: Fake malaria drugs common in Asia, Africa.
http://www.nrtoday.com/article/20120522/API/1205220546

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,