RUỒI NHẶNG GẦN NGƯỜI

1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI

Ruồi

Nhặng

Giới

Động vật

Động vật

Ngành

Chân đốt

Chân đốt

Lớp

Côn trùng

Côn trùng

Bộ

Hai cánh

Hai cánh

Liên họ

Muscoidea

Oestroidea

Họ

Muscidae (ruồi nhà)

Callliphoridae

2. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ PHÂN BỐ

2.1. Trên thế giới

Họ Ruồi gần 4.000 loài đã được mô tả thuộc hơn 100 giống[8]. Họ Nhặng gần 1.200 loài đã biết thuộc hơn 94 giống[9]. Nhìn chung, ruồi nhặng phân bố hầu hết khắp thế giới, mọi sinh cảnh, từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên từng vùng địa lý, từng môi trường khác nhau thành phần loài và mật độ cá thể các loài khác nhau. Ví dụ: ruồi nhà Musca domestica phân bố toàn cầu, nhưng sống chủ yếu trong và ngoài nhà, chuồng gia súc, hầu như không gặp xa nhà người ở. Chúng thường tập trung ở những nơi nhiều thức ăn phù hợp[4].

2.2. Việt Nam

Ở Việt Nam đã xác định được 172 loài ruồi trong các khu dân cư, trong đó 70 loài ruồi gần nhà. Các loài ruồi nhà (Musca domestica), ruồi chợ (M. sorbens) những loài ruồi gần nhà thực sự 103 loài thuộc họ Muscidae; 62 loài thuộc họ nhặng Calliphoridae, trong đó loài nhặng xanh (Calliphora megacephala) phổ biến và gần nhà nhất (Tạ Huy Thịnh, 1988, 2000)[4].

2.3.Khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng

Theo các nghiên cứu của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. HCM và Nguyễn Văn Châu…. Cho đến nay khu vực mới phát hiện được 38 loài, 8 giống thuộc họ ruồi nhà : Atherigona atripalpis Malloch, 1925; Ath. biseta Karl, 1939; Ath. falcata (Thomson, 1869); Brontea subtilis (Stein, 1909); Dichaetomyia bibax (Weid., 1824); Graphomyia rufitibia Stein, 1918; Haematobia irritans (Linne’, 1758); Hydrotea chalcogaster (Wied., 1824); Limnophora albonigra Emden, 1965; Lim. fallax Stein, 1920; Lispe leucospila (Wied., 1830); Lis. longicollis Meigen, 1826; Lis. manicata Wied., 1830; Lis. Orientalis (Wied., 1824); Musca bezzi Patton et Cragg, 1913; Mus. conducens Walker, 1860; Mus. confiscalta Speiser, 1942; Mus. convexifrons Thomson, 1868; Mus. Craggi Patton, 1922; Mus. crassirostris Stein, 1903; Mus. domestica Linnaeus, 1758; Mus. fletcheri Patton et al., 1824; Mus. formosana Maloch, 1925; Mus. pattoni Austen, 1910; Mus. seniowhitei Patton, 1922; Mus. Sorbens Wiedemann, 1830; Mus. ventrosa Wiedemann, 1830; Myospila argentata (Walker, 1856); Myo. bina (Wiedemann, 1830); Myo. laevis (Stein, 1900); Myo. lenticeps (Thomson, 1869); Neomyia lauta (Wiedemann, 1830); Neo. Timorensis (Rob.-Desvoidy, 1830); Neo. yunnanensis (Fan, 1965); Ophyra chalcogaster (Wied.,1824); Stomoxys calcitrans (Linné, 1758); Sto. indicus Picard, 1908; Sto. sitiens Rondani, 1873 [1].

Đối với nhặng, tại khu vực đã phát hiện được 17 loài thuộc 9 giống: Bengalia emarginata Malloch, 1927; Calliphora vomitoria(Linne, 1758); Chrysomyia megacephala (Fab., 1794); Ch. pinguis (Walker, 1858); Ch. rufifacies (Macquart, 1842); Ch. villeneuvi Patton, 1922; Cosmina bicolor (Walker, 1856); Dexopollenia yuphae Kurahashi, 1995; Hemipyrellia ligurriens (Wied., 1830); Hem. pulchra (Wiede., 1830); Hypopygiopsis fumipennis (Wal., 1857); Hyp. imfumata (Bigot, 1877); Lucilia cuprina (Wiedemann, 1830); Luc. papuensis Macquart, 1842; Luc. porphyrina (Walker, 1875); Luc. sericata (Meigen, 1826); Rhyncomyia setipyga Villeneuve, 1929 [1].

3. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC

3.1. Đặc điểm hình thể

3.1.1. Trứng

Màu trắng, hình ô văng. Về mùa hè từ 12 – 24 giờ trứng nở thành ấu trùng. Trứng ruồi nhặng dài khoảng l mm.

Dòi màu trắng, không có chân, đầu nhọn, đuôi bầu, thường sống ở những nơi hôi hám, có chất hữu cơ động vật, ẩm ướt, giàu ô xy.

Hình 7.1. Hình thể trứng ruồi nhặng[10]

3.1.2. Ấu trùng:

Hình 7.2.Hình thể ấu trùng dòi giai đoạn 1, 2, 3[12]

Hình dạng tròn dài, dài khoảng 8 mm, không cử động, có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, nâu, vàng, đen.

3.1.3. Nhộng:

Hình 7.3.Hình thể nhộng của ruồi nhặng[12]

Hình dạng tròn dài, dài khoảng 8 mm, không cử động, có nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, nâu, vàng, đen.

3.1.4. Ruồi nhặng trưởng thành

Hình 7.4. Hình thể ruồi trưởng thành[14].

Hình 7.5.Hình thể nhặng trưởng thành[15]

Cơ thể ruồi trưởng thành chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Gắn với ngực là ba đôi chân và một đôi cánh. Kích thước cơ thể 3 - 12mm, thường màu xám đối với ruồi nhà và ruồi xám; màu xanh đối với nhặng

Đầu có hình bán nguyệt hay gần hình cầu, có hai mắt kép (eyes) và ba mắt đơn (ocelli); giữa hai mắt kép là trán. Một số loài ruồi nhặng con đực trán hẹp, con cái trán rộng. Dưới trán là một đôi anten ba đốt, đổt thứ ba có lông anten (Arista).

Phần phụ miệng của ruồi gồm hai kiểu, kiểu chích hút và kiểu liếm. Kiểu hút ở các loài ruồi hút máu phân họ Stomoxyidinae. Phổ biến nhất là kiểu liếm như ruồi nhà giống Musca, nhặng Calliphora.

Ngực chia làm ba đốt: ngực trước, ngực giữa và ngực sau. Mỗi đốt ngực mang một đôi chân tương ứng. Chân gồm 5 đốt, bàn chia thành 5 đốt. Ngực giữa mang một đôi cánh. Cánh có màng mỏng, thường trong, đôi khi có vân điểm, vệt màu.

Bụng gồm 11 đốt, nhưng 3 đốt cuối kém phát triển, chỉ thấy 9 đốt ở con đực và 8 đốt ở con cái. Các đốt cuối hình thành cơ quan giao cấu ở con đực và máng đẻ trứng ở con cái.

3.2. Vòng đời phát triển

Hình 7.6.Vòng đời phát triển của ruồi nhặng[16].

Ruồi nhặng là côn trùng biến thái hoàn toàn, trải qua 4 giai đoạn phát triển: trứng - ấu trùng - nhộng - con trưởng thành.

Loài nào đẻ càng nhiều trứng kích thước cơ thẻ càng bé. Trứng được đẻ thành chùm, búi trên bề mặt giá thể hoặc vùi sâu trong giá thể 2 - 10mm và yêu cầu độ ẩm cao. Thời gian phát triển của phôi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường, nhiệt độ càng cao, sự phát triển càng nhanh, nhưng mỗi loài đều có một ngưỡng nhất định. Ruồi nhà (Musca domestica) trong điều kiện phòng thí nghiệm, ở 30°C phôi phát triển trong 10 giờ; 25°C phôi phát triên trong 16 giờ; ruồi chợ (M. sorbens) ở 30°C phôi phát triển trong 5 giờ; 25°C phôi phát triển trong 7 giờ (Hoàng Đình Hồi, Lê Quang Hoành, Tạ Huy Thịnh, 1992).

Ấu trùng lột xác hai lần, trải qua ba tuổi (I, II, III). Tuổi I ngắn nhất chỉ trong một ngày đêm. Tuổi III dài nhất và là giai đoạn ấu trùng tích cực hoạt động nhất. Cuối tuổi III, ấu trùng hết lớn ngừng dinh dưỡng và vận động tìm nơi hóa nhộng; chúng trở nên ưa nhiệt độ thấp và khô

Tỷ lệ đực cái 1:1, con đực nở trước con cái 12-24 giờ. Khi ruồi bay được chúng tích cực kiếm ăn ngay, hướng đến nơi có chất bột, đường ... Ruồi sau khi nở 2 ngày bắt đầu giao cấu, sau đó 2 – 3 ngày đẻ trứng. Mỗi lần đẻ từ 100 – 150 trứng.

3.3. Tập tính

Thời gian sinh trưởng của ấu trùng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn. Trong điều kiện phòng thí nghiệm ở 250C, giai đoạn ấu trùng của ruồi kéo dài 5 - 7 ngày, ruồi chợ 4 ngày, một số loài ruồi, nhặng khác 3-14ngày. Thức ăn cùa ấu trùng là các chất có trong giá thể và cả vi sinh vật, nấm. Ấu trùng ruồi nhặng có khả năng ngoại tiêu hóa, nghĩa là chúng tiết nước bọt hoặc bài tiết phân có chứa men tiêu hóa ra ngoài môi trường, sau đó hút lại. Đó là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao dòi thường sống tập trung vào một chỗ trong môi trường[4].

Hoạt động của ruồi bắt đầu sau vũ hóa 24 - 48 giờ. Người ta cho rằng ruồi cái chỉ nhận tinh một lần là đủ thụ tinh cho tất cả các lứa trứng. Ruồi nhặng thường đẻ 4 - 10 lứa. Ruồi nhà trong phòng thí nghiệm đẻ 20 lứa, trung bình 8 lứa; các lứa cách nhau 2-5 ngày. Số lượng trứng giảm dần sau mỗi lứa (100 - 16 trứng, có trường hợp 183 trứng 1 lứa). Một số loài ruồi đẻ con giả, đẻ thai trứng, đẻ con. Thức ăn của chúng đa dạng như thực phẩm và chất thải của người, động vật, đặc biệt là các chất thải có mang mầm bệnh truyền nhiễm như đờm, dãi, chất nôn, phân, máu, tổ chức hoại tử... Cấu tạo mồm ruồi thích nghi với liếm hút thức ăn, mồm ruồi có cấu tạo như đế giày, chúng vừa liếm, vừa hút thức ăn dạng lỏng. Ruồi vừa ăn, vừa nôn, vừa thải ra thức ăn (Ngoại tiêu và nội tiêu hóa, nghĩa là nước bọt tiết ra đã phân giải một phần thức ăn trước khi hút vào miệng trở lại) và trong chất nôn /phân có thể chứa nhiều mầm bệnh, đó là chưa kể những mầm bệnh bám trên cơ thể ruồi mà chúng vận chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, chúng được gọi là môi giới truyền bệnh. Phần lớn các loài ruồi gần người (ruồi nhà, ruồi chợ, nhặng xanh) phần phụ miệng có kiểu liếm hút. Ruồi nhặng chỉ hoạt động vào ban ngày, nhưng khả năng bay xa 2 – 10 km[4].

Ruồi sống ký sinh, bao gồm nội ký sinh như loài bot fly và ngoại ký sinh như ruồi đen, ruồi cát. Rất nhiều loài ruồi ăn xác những sinh vật chết. Một số loài hút máu để sinh tồn như muỗi hoặc ruồi ngựa. Cũng có những loài ruồi giúp cho công việc thụ phấn của thực vật dễ dàng hơn, chúng là những loài ăn phấn hoa hoặc mật. Loài ruồi phụ thuộc nhiều vào thị lực để sinh tồn. Chúng có mắt kép bao gồm hàng ngàn thấu kính rất nhạy cảm với chuyển động. Một vài loài khác như Ormia ochracea có cơ quan thính giác tiến hóa. Điều kiện khí hậu nước ta, ruồi nhặng có khả năng phát triển quanh năm, nhưng xứ lạnh chúng qua đông (diapause) chủ yếu nhờ gian đoạn nhộng[4].

4. VAI TRÒ Y HỌC

4.1. Vai trò gây bệnh

Ruồi nhiều gây khó chịu cho ngưòi lúc làm việc và nghỉ ngơi. Ruồi mang chất bẩn trên thân, chân, vòi ... làm bẩn cả trong và ngoài nhà.

4.1.1. Ruồi gây bệnh dòi ruồi (Myiasis)[7, 11, 17, 18]:

Hình 7.7. Chu trình dịch tễ học bệnh do ấu trùng dòi gây ra[11]

Ruồi trưởng thành Dermatobia hominis sống tự do (1). Ruồi trưởng thành bắt các động vật chân đốt hút máu khác (như muỗi) và đẻ trứng trên cơ thể chân đốt hút máu đó (trứng có chất dính) (2). Ấu trùng ruồi phát triển bên trong trứng, nhưng vẫn bám trên chân đốt hút máu cho đến khi chân đốt hút máu đốt động vật có vú và gia cầm. Ấu trùng ruồi xâm nhập vào mô vật chủ (3). Ấu trùng ruồi ký sinh ở khoang dưới da (4). Khoảng 05-10 tuần, tạo ra một lỗ trên da của vật chủ. Ấu trùng trưởng thành rơi xuống đất. Ấu trùng có xu hướng rời khỏi vật chủ vào ban đêm và sáng sớm, có thể để tránh khô hạn (5). Nhộng trong môi trường, sau khoảng một tháng tháo kén trở thành con trưởng thành (6) con đực cái giao phối và lặp lại chu kỳ.

Bệnh ruồi dòi là bệnh truyền nhiễm do ấu trùng (giòi) của nhiều loài ruồi khác nhau. Ruồi thuộc một số giống có thể gây bệnh dòi ruồi ở người như:

Dermatobia hominis là tác nhân chính gây bệnh bot fly ở người. Ruồi đẻ trứng trên động vật chân đốt như muỗi. Ấu trùng ruồi được nở ra và chui vào da sau khi muỗi đốt các động vật khác.

Cochliomyia hominovorax là tác nhân chính gây bệnh dòi vết thương (hominovorax) ở các nước thế giới mới và loài Chrysomya bezziana là tác nhân bệnh dòi vết thương ở các thế giới củ. Ruồi đẻ trứng trên quần áo hoặc đất. Ấu trùng ruồi nở ra và chui qua da khi mặc quần áo hoặc tiếp cận với đất.

Cordylobia anthropophaga được gọi là bệnh dòi da (tumbu fly).

Các loài ruồi thuộc giống Cuterebra, Oestrus và Wohlfahrtia thường ký sinh ở động vật và đôi khi ký sinh ở người[11].

Biểu hiện lâm sàng của các bệnh ấu trùng dòi (Myiasis)

Vết thương do ấu trùng D. hominis gây ra thường có biểu hiện da hoặc da đầu sưng phồng lên có thể bị chảy nước dịch và đau đớn. Thường không gây chết, nhưng đã có trường hợp ấu trùng xâm nhập ký sinh ở não.

Hình 7.8.Tổn thương do ấu trùng ruồi Dermatobia hominis gây ra trên ngực của người đàn ông 33 tuổi[7]

Hình 7.9. Tổn thương do ấu trùng C. hominovorax gây ra ở gót chân người đàn ông 54 tuổi

Tổn thương do C. hominovorax gây ra thường nghiêm trọng hơn, vì loài này có thể di chuyển qua mô sống vào bên trong cơ thể mà không ở lại da như các loài ấu trùng ruồi khác. Đã có trường hợp tử vong do nhiễm C. hominovorax. Nhiễm trùng thứ phát cũng xãy ra

Hình 7.10. Tổn thương mắt do ấu trùng ruồi (ophthalmomyiasis)[7]

Ấu trùng Oestrus ovis gây ra tổn thương mắt (ophthalmomyiasis)

Các loài ruồi thuộc giống Phormia và Phaenicia gây ra bệnh dòi vết thương (Facultative myiasis). Vết thương hở trên da là nơi đẻ thích hợp cho các loài ruồi này, chúng gây ra hiện tượng mưng mũ tại vết thương nhưng chúng không xâm nhập vào các mô khỏe mạnh.

4.2. Vai trò truyền bệnh

4.2.1. Truyền bệnh cơ học

Ruồi có thể truyền các bệnh bởi vì chúng tự do kiếm thức ăn trên thức ăn của người và chất dơ bẩn. Đa số các mầm bệnh do ruồi truyền đều nhiễm trực tiếp qua đường thức ăn, nước uống, không khí, tay và sự tiếp xúc giữa người và người.

Những bệnh do ruồi truyền là các bệnh truyền nhiễm đường ruột (kiết lỵ, ỉa chảy, thương hàn, tả và một số bệnh giun sán nhất định), nhiễm trùng mắt (như mắt hột và nhiễm trùng mắt) và một số bệnh ngoài da như (mụn cóc, bệnh ngoài da cấp tính, nấm và phong). Mang một số lớn mầm bệnh trên nó, khoảng 6 triệu vi sinh vật bám trên 1 con ruồi nhà và 28 triệu vi sinh vật trong đường tiêu hóa. Trong số các loài vi sinh vật có 44 loài gây bệnh[5].

Hình 7.11.Chu trình dịch tễ học các bệnh do ruồi nhặng truyền[5]

4.2.2. Vai trò truyền bệnh sinh học

Bệnh do leishmania (Leishmaniasis)[19, 20, 21]

Bệnh leishmaknia được đặt tên sau khi W.B. Leishman phát hiện ra tác nhân gây bệnh trên tiêu bản từ lách của bệnh nhân tử vong do sốt Dumdum năm 1901. Bệnh phổ biến ở Trung và Nam Mỹ, Địa Trung Hải, Nam Âu, Trung Phi và một phần của Nam Á, Trung Á. Gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp bệnh leishmania vào các bệnh quên lãng

Tác nhân gây bệnh: Ký sinh trùng thuộc nhóm đơn bào trùng bào tử Leishmania. Ba loài Leishmania donovani, L. infantum, or L. chagasi thường gây bệnh leishmania nội tạng và có thể gây ra các thể bệnh Leishmania khác. Hơn 15 loài Leishmania khác gây bệnh leishmania ở da.

Hình 7.12.Chu trình dịch tễ học của bệnh Leishmania[21]

Phương thức lan truyền: Lan truyền qua vết đốt của loài ruồi cát. Các loài ruồi cát có vai trò truyền bệnh leishmania là Phlebotomus papatasi, Ph. dubosqi, Ph. salehi, Ph. sergenti, Ph. longipes, Ph. pedifer, Ph. argentipes, Ph. orientalis, Ph. martini, Ph. ariasi, Ph. perniciosus Lutzomyia longipalpis, L. olmecaolmeca, L. flaviscutellata, L. wellcomei, L. complexus, L. carrerai, L. peruensis, L. verrucarum, L. umbratilis, L. trapidoi

Ruồi cát mang Leishmania đốt người (động vật có vú) sẽ truyền promastigotes. Promastigotes bị đại thực báo nuốt vào bên trong, chuyển sang giai đoạn amastigotes, và nhân lên bên trong các tế bào này bằng cách phân bào. Ký sinh trùng này tiếp tục lây nhiễm sang các đại thực bào khác ở vị trí da nhiễm trùng hoặc trong các cơ quan bạch huyết thứ phát. Ruồi cát bị nhiễm Leishmania do đốt máu người bệnh bị nhiễm bệnh leishmania ở da hoặc bệnh leishmania nội tạng. Lúc này thể amastiqotes chuyển thành dạng promastigotes trong dạ dày ruồi cát. Promastigotes di chuyển từ dạ dày ruồi cát và biến đổi thành promastigotes di chuyển đến tuyến nước bọt.

Ca bệnh lâm sàng: bệnh có thể biểu hiện qua ba thể chính. Bệnh leishmania ở da, niêm mạc, hay nội tạng. Thể ở da có biểu hiện loét da, trong khi thể niêm mạc có biểu hiện loét ở da, miệng và mũi, và thể nội tạng khởi phát với loét da và sau đó có sốt và hồng cầu thấp,và gan và lách phình to.

Ca bệnh xác định: dựa vào các đặc điểm lâm sàng, yếu tố dịch tễ và các xét nghiệm cận lâm sàng như: nhuộm giemsa, mô bệnh học, kháng thể đơn dòng, nuôi cấy, phân tích isoenzyme, huyết thanh học, test da với leishmania, PCR.

Điều trị: Việc điều trị cần phải xác định nơi bị nhiễm bệnh, loài Leishmania, và thể bệnh. Một số thuốc được sử dụng để điều trị thể nội tạng gồm có: liposomal amphotericin B, một dạng kết hợp pentavalent antimonial và paromomycin, và miltefosine. Đối với bệnh ở da, paromomycin, fluconazole, hoặc pentamidine có thể hiệu quả.

Bệnh do giun chỉ Onchocera[22, 23]

Bệnh do giun chỉ Onchocerca còn gọi là bệnh mù sông hay bệnh Robles, là bệnh do nhiễm phải giun ký sinh Onchocerca volvulus. Triệu chứng bệnh gồm có ngứa nhiều, u cục dưới da, và mù. Đây là nguyên nhân gây mù phổ biến đứng thứ hai do nhiễm trùng, sau đau mắt hột.

Tác nhân gây bệnh: Là loài giun chỉ Onchocerca volvulus

Phương thức lan truyền: Qua vết đốt của loài ruồi đen (loài simulium).

Ca bệnh lâm sàng: Giun chỉ Onchocerca volvulus trưởng thành phát triển ở các hạch dưới da, có đường kính từ vài mm đến vài cm. Chúng thường tập trung ở những nơi có da sát với xương. Phần lớn triệu chứng xảy ra do ấu trùng được sinh ra từ các hạch di chuyển tới da và mắt với biểu hiện lâm sàng gây khó chịu nhất là bị ngứa dữ dội. Khi bị mắc bệnh lâu ngày, da thường bị teo lại và mỏng đi, nổi mẩn ngứa nhiều, da bị đổi màu, phù nề .... Nếu ấu trùng di chuyển đến ký sinh ở mắt thì gây tổn thương vĩnh viễn ở đây, bệnh nhân bị mù lòa, đây là hậu quả quan trọng và nặng nề nhất của bệnh này. Bệnh làm ảnh hưởng không những đến sinh hoạt của bản thân người bệnh mà kể cả gia đình, người thân và sự phát triển kinh tế xã hội,ở nông thôn tại những vùng có nhiều người bị mắc bệnh nặng, kéo dài trong nhiều năm.

Ca bệnh xác định: Dựa vào đặc điểm lâm sàng, dịch tễ và các xét nghiệm cận lâm sàng như huyết thanh học, PCR, ELISA, có thể phát hiện qua siêu âm hoặc các nốt sần. nếu nghi ngờ nhiễm giun Onchoceria ở mắt nên hỏi ý kiến bác sĩ nhãn khoa, kiểm tra hát hiến giun chỉ ở khoang trước của mắt.

Điều trị: cho người nhiễm bệnh uống ivermectin khoảng sáu đến mười hai tháng. Việc điều trị như vậy chỉ diệt được trứng nhưng không diệt được giun trưởng thành. Thuốc doxycycline, diệt vi khuẩn liên quan có tên Wolbachia, được tìm thấy làm suy yếu giun và cũng được một số bác sĩ khuyến nghị dùng. Phẫu thuật loại bỏ u cục dưới da cũng có thể thực hiện.

Hình 7.13. Chu trình dịch tễ học của bệnh mù đường sông[23]

Bệnh trypanosomia châu Phi[24, 25]

Bệnh trypanosomia châu Phi còn được gọi là bệnh ngủ châu Phi (sleeing sickness) là một bệnh ký sinh trùng do véc tơ truyền thuộc nhóm đơn bào trùng roi, giống Trypanosoma. Ký sinh trùng này được lan truyền sang người và động vật khác qua vết đốt của ruồi tsetse (giống Glossina) mang tác nhân này.

Hình 7.14. Chu trình dịch tễ học của bệnh trypanosoma[25]

Tác nhân gây bệnh: do hai phức hợp loài Trypanosoma brucei. Trypanosoma brucei gambiense được tìm thấy ở 24 quốc gia ở miền tây và miền Trung châu Phi. Phức hợp loài này hiện đang chiếm 97% các trường hợp mắc bệnh được báo cáo và gây tình trạng mãn tính. Trypanosoma brucei rhodesiense được tìm thấy ở 13 quốc gia ở miền Đông và miền Nam châu Phi. Ngày nay, phức hợp loài này chiếm dưới 3% các trường hợp được báo cáo và gây tình trạng cấp tính.

Phương thức lan truyền: Lan truyền qua đường máu và vết đốt của ruồi tsetse (giống Glossina)

Ca bệnh lâm sàng: Bệnh có hai thể lệ thuộc vào loài ký sinh trùng bị nhiễm

- Trypanosoma brucei gambiense: Một người có thể nhiễm từ nhiều tháng đến nhiều năm mà không hề có triệu chứng nào của bệnh. Khi các hội chứng xuất hiện, bệnh nhân thường có các giai đoạn bệnh tiến triển khi hệ thần kinh trung ương bị tác động, phần lớn bệnh dẫn đến tình trạng mãn tính.

- Trypanosoma brucei rhodesiense: Dấu hiệu đầu tiên thấy sau vài tháng hoặc vài tuần. Bệnh phát triển nhanh và xâm nhập đến hệ thần kinh trung ương, phần lớn bệnh dẫn đến tình trạng cấp tính.

Ca bệnh xác định: Dựa trên lâm sàng, dịch tễ và các xét nghiệm cận lâm sàng như Nồng độ albumine, Nồng độ globuline, Xét nghiệm lam máu, Xét nghiệm và phân tích thành phần của dịch não tủy, Công thức máu toàn phần (CBC), Chọc sinh thiết, xét nghiệm hạch lympho

Điều trị:

Giai đoạn đầu: Pentamidine (T.b. gambiense) và Suramin (T.b. rhodesiense)

Điều trị giai đoạn 2: Melarsop;rol (thuốc được dùng cho cả hai thể nhiễm trùng, bệnh lý não) và Eflornithine (thuốc chỉ có hiệu quả chống lại T.b. gambiense)

5. BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG[4]

5.1. Cải thiện môi trường

  • Làm mất hoặc làm giảm ổ đẻ của ruồi.

  • Làm giảm nguồn thu hút ruồi từ nơi khác đến.

  • Đề phòng sự tiếp xúc giữa người và mầm bệnh.

  • Không cho ruồi tiếp xúc với thức ăn, đồ dùng nhà bếp và người.

5.2. Bẩy dẫn dụ

Bẩy dẫn dụ ruồi có thể diệt được rất nhiều ruồi. Những chất hấp dẫn ruồi đến ăn và đẻ đều đặt sẵn trong một hộp tối. Khi ruồi vào bẫy, cố bay ra sẽ bị chui vào bẫy lưới sáng bên trên. Giữa hộp lưới và hộp bẫy có một khoảng rộng 0,5 cm cho phép ruồi bò qua khe cửa.

Chất mồi thường làm bằng chất phân hủy từ bếp, như rau xanh, ngũ cốc và quả nấu chín. Những mẫu thịt cá rữa có thể được thêm vào. Bởi vì chất liệu mồi lên men bốc hơi nhanh nên cần thay mồi sau vài ngày.

5.3. Bẫy dính

Bẫy dính thường được bán trên thị trường thường được dùng để treo lơ lửng ở tườmg nhằm thu hút ruồi vì chúng có chứa đường. Ruồi đậu vào bẫy và chúng bị dính vì các chất dính.

Bẫy dính có thể dùng được vài tuần nếu không bị bụi bám và ruồi bị bẫy lấp đầy.

5.4. Hộp xông hơi

Hóa chất diệt côn trùng bốc hơi là dichlorvos được thấm vào một tấm chất liệu thích hợp đựng trong hộp có bán trên thị trường (theo Rozendaal, 1997).

Tấm này thải chậm dichlorvos trong một thời kỳ có đến 3 tháng trong điều kiện ít gió. Phần lớn hộp bẫy loại này được sản xuất để sử dụng trong một phòng khoảng 15 - 30 m3.

Biện pháp này chỉ hiệu quả ở những nơi kín gió. Biện pháp này cũng có gây một số độc hại cho người, vì vậy không nên sử dụng ở những buồng có trẻ em và người già ngủ.

Hóa chất diệt côn trùng được tẩm vào màn ngủ, rèm, dây vải, quần áo, băng lưới và dây bằng giấy dai.

5.5 Mồi bả để diệt ruồi

Mồi bả diệt ruồi gồm: chất thu hút ruồi + hóa chất diệt.

5.6. Sử dụng hóa học

Ruồi trưởng thành bị diệt bởi hóa chất diệt côn trùng qua đường hô hấp, tiếp xúc, tiêu hóa. Diệt ruồi bằng phương pháp hóa học được thực hiện ở một thời kỳ nào đó thật cần thiết mà thôi, bởi vì chúng phát triển kháng hóa chất rất nhanh.

Sử dụng các hóa chất diệt côn trùng có thể tạm thời chống ruồi rất nhanh khi có dịch tả, kiết lỵ, hoặc dịch đau mắt.

Những nơi ruồi đậu cần được phun hóa chất tồn lưu. Phương pháp này vừa có tác dụng tức thời vừa có tác dụng diệt tồn lưu. Tùy thuộc vào loại hóa chất diệt côn trùng, vào chất liệu tường, nhiệt độ, độ ẩm, độ phơi nắng và mức độ kháng hóa chất của ruồi. Độ tồn lưu có thể vài ngày cho đến vài tuần. Điều quan trọng là phải biết ruồi đậu vào chỗ nào vào ban đêm. Chỉ những chỗ quan sát thấy ruồi đậu mới phun.

Biện pháp phun tồn lưu chủ yếu được tiến hành ở chuồng súc vật ở nông trại.

6. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐIỀU TRA[2]

6.1. Thu mẫu ruồi trưởng thành

6.1.1. Sử dụng vợt

Vợt bao gồm cán vợt, vòng vợt và lưới vợt. Cán vợt làm bằng gỗ, tre hoặc kim loại nhẹ, dài 50 – 80 cm. Vòng vợt bằng dây thép cứng, = 2 – 3 mm.

Lưới vợt khâu hình chóp, sâu 70 – 80 cm, làm bằng vải chất lượng tổng hợp nhẹ, thoáng, hoặc bằng vải màn tuyn, cùng lắm là vải màn thường.

Có 2 phương pháp vợt ruồi: Vợt quét và vợt chụp.

Vợt quét thích hợp khi thu mẫu trên bề mặt phẳng như nền nhà, sân nhà, phân chuồng, bãi cỏ, bãi rác. Khi đó, vợt được quét đi quét lại vừa tầm tay sao cho vợt không chạm xuống giá thể. Vợt quét còn để thu mẫu trên cây, mái nhà, hàng rào, cột hoặc các vật thể khác nhưng chỉ quét giật một lần. Sau mỗi lần dừng vợt phải lật vợt, để lưới tự khép kín trên vòng vợt cho ruồi khỏi bay ra.

Trong trường hợp thấy nhiều ruồi đậu trên một giá thể nhỏ (bãi phân, xác súc vật chết, mồi nhử) thì dùng phương pháp vợt chụp. Khi đó một tay cầm cán vợt, một tay cầm đỉnh chóp của lưới vợt nhấc cao di chuyển từ từ, ngược ánh nắng tới đám mồi. Cho vợt chuyển động thẳng đứng tới đám mồi, mà khi các giá thể 20 – 30 cm thì chụp nhanh xuống. Ruồi bay lên theo phản xạ tập tính sẽ dồn vào góc nhọn phía trên của vợt.

Cách lấy ruồi ra khỏi vợt tốt nhất là cho cả phần đuôi vợt có ruồi vào trong lọ độc. Lọ độc bằng thủy tinh hoặc nhựa, dung tích 200 – 300ml có bông, mút hoặc giấy tẩm ete, clorofoc hoặc xianua kali.

Khi dùng xianua kali đánh độc cần thận trọng vì chất này rất độc với người. Thường thường người ta cho tinh thể xianua kali vào ống nghiệm loại nhỏ, nút bằng bông không thấm nước hoặc đoạn đầu lọc của thuốc lá rồi bỏ vào lọ độc.

6.1.2. Sử dụng cặp ruồi

Cặp ruồi làm từ cái kéo loại to, bẻ cụt lưỡi kéo và thay vào đó là hai khung sắt (15x15cm) có băng lưới vải.

Cặp ruồi dùng để bắt đơn lẻ từng con ruồi, thường là bắt sống. Ống nghiệm dùng để bắt sống ruồi, nhưng ít hiệu quả.

6.1.3. Bả độc

Là hỗn hợp của các chất dẫn dụ với hóa chất diệt côn trùng, dùng để thu mẫu chết.

6.1.4. Bẫy lồng

Bẫy lồng là phương tiện thu thập ruồi nhặng hiệu quả nhất. Chúng cấu tạo theo nguyên tắc cái nơm và sử dụng tập tính hướng ánh sáng bay thẳng lên của ruồi nhặng.

Bẫy lồng rất phong phú về thể loại, thông dụng hơn cả là bẫy lồng theo kiểu Ximonovich – Xviderski (1953). Chất liệu vải màn tuyn, dây thép cứng = 3mm.

Bẫy treo cân đối, buộc vào vật thể có sẵn (cành cây, kèo, dàn) hoặc giả tạo ra cột chống hình chữ T chôn xuống đất. Bẫy treo cách mặt đất 5 – 10cm, cố định và chình giữa dưới bẫy đặt mồi (cá ươn, xác súc vật nhỏ, phân người, phân gia súc,…).

Khi thu bẫy xếp bẫy lại, cho vào túi ni-lông. Rồi đánh độc bằng ete hoặc clorofoc.

6.2. Thu mẫu ấu trùng

Dòi và nhộng được gắp nhẹ nhàng từ môi trường, rửa bằng nước sạch, sau đó rửa bằng cồn, rồi ngâm trong cồn 80o.

Trong trường hợp thu số lượng lớn mẫu ấu trùng thì lấy mẫu môi trường có ấu trùng và xử lý trong dung dịch nước muối bão hòa đựng trong xô hoặc chậu. Quấy trộn nhẹ nhàng hỗn hợp, sau vài phút phần cặn lắng xuống, còn dòi và nhộng sẽ nỗi lên.

Chúng được vớt hoặc gắp ra rửa và ngâm trong cồn.

7. HÌNH ẢNH MỘT SỐ LOÀI RUỒI

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Văn Châu, 2012. Thành phần loài ruồi và muỗi tại một số vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở nam bộ. Tạp chí Phòng chống sốt rét và các bệnh ký sinh trùng.

  2. Nguyễn Văn Châu, Nguyễn Mạnh Hùng, Hồ Đình Trung (2011), Thực hành kỹ thuật chân đốt y học, NXB Y học, Hà Nội, 462.

  3. Nguyễn Văn Dũng và cộng sự, 2015. Danh mục các loài muỗi ở Việt Nam. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thưs 6.

  4. Trần Thanh Dương và cộng sự, 2015. Kỹ năng nhận biết và phòng chống côn trùng gây bệnh, gây hại. Viện Sốt rét - KST - CT Trung ương.

  5. Francis C. Onwugamba et al, 2018. The role of‘filth flies’ in the spread of antimicrobial resistance. Travel Medicine and Infectious Disease.

  6. Hussein Sanchez-Arroyo; and John L. Capinera, 2017. Department of Entomology and Nematology, UF/IFAS Extension Gainesville, FL 32611.

  7. María Sofía Olea et al, 2014. First Report of Myiasis Caused by Cochliomyia hominivorax(Diptera: Calliphoridae) in a Diabetic Foot Ulcer Patient in Argentina. Korean J ParasitolVol. 52, No. 1: 89-92

  8. https://en.wikipedia.org/wiki/Muscidae

  9. https://en.wikipedia.org/wiki/Calliphoridae

  10. https://www.arkive.org/house-fly/musca-domestica/image-A6962.html

  11. https://www.cdc.gov/dpdx/myiasis/index.html

  12. https://www.pinterest.com/pin/545217098631358139/

  13. https://www.pinterest.com/pin/545217098631358139/

  14. https://www.techletter.com/Top%2010%20pests/housefly.html

  15. https://www.opsu.edu/Academics/SciMathNurs/NaturalScience/PlantsInsectsOfGoodwell/diptera/calliphoridae/default.html

  16. https://wiki.bugwood.org/File:Figure11_lifecycleknap.gif

  17. https://www.researchgate.net/figure/Travel-acquired-myiasis-caused-by-Dermatobia-hominis-in-a-33-year-old-man-Individual_fig2_266380096

  18. https://web.stanford.edu/group/parasites/ParaSites2009/AnonymousStudent_Myiasis/AnonymousStudent_Myiasis.htm

  19. https://en.wikipedia.org/wiki/Leishmaniasis

  20. http://www.hsj.gr/medicine/leishmaniasis-a-review-on-parasite-vector-and-reservoir-host.php?aid=20131 (danh sach vec to ruoi cat)

  21. https://www.researchgate.net/figure/The-life-cycle-of-Leishmania-species-Sandflies-inject-infective-promastigotes-into-a_fig10_234087025

  22. https://www.kidsnewtocanada.ca/conditions/onchocerciasis

  23. http://clickpicx.pw/Onchocerciasis-River-blindness-O-volvulus-life-cycle-t.html

  24. http://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/trypanosomiasis-human-african-(sleeping-sickness)

  25. https://www.quizover.com/microbiology/test/short-answer-unicellular-eukaryotic-parasites-by-openstax

  26. https://nl.wikipedia.org/wiki/Musca_(geslacht)

  27. http://insecta.pro/ru/taxonomy/903609

  28. https://www.alamy.com/stock-photo/blowfly-calliphora-vomitoria.html

  29. https://bugguide.net/node/view/165904

  30. https://infravec2.eu/product/phlebotomus-papatasi-preserved-or-extracts/

  31. https://bugguide.net/node/view/759151/bgpage

  32. https://www.britannica.com/animal/tsetse-fly

  33. https://www.alamy.com/human-botfly-dermatobia-hominis-adult-and-larva-cayo-district-belize-composite-image-meetyourneighboursnet-project-image283240948.html

  34. https://entomologytoday.org/2018/05/02/fighting-flies-2016-screwworm-outbreak-response-florida-sterile-insect-technique/screwworm-fly-cochliomyia-hominivorax/

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,