Mới đây các nhà nghiên cứu tại Đại học Tokyo và Đại học Nông nghiệp, Thú y Obihiro đã chứng minh rằng heparin, một loại của sulfat polysaccharide, ức chế sự nhiễm Cryptosporidium parvum. Điều này sẽ tạo thuận lợi cho sự phát triển của các tác nhân chống anti - cryptosporidial.
Cryptosporidium là một mầm bệnh (một mầm bệnh gây bệnh ở động vật và có thể lây nhiễm sang người), trong đó gây lây nhiễm tiêu chảy nặng hàng loạt ở các động vật có vú bao gồm cả người và gia súc. Các tác nhân gây bệnh có thể tạo thành dịch ở người thông qua nguồn nước máy, vì nồng độ chlor cung cấp trong nước máy không đủ để diệt bào nang và gây thiệt hại kinh tế cho nông dân bởi gây lây nhiễm và gây tiêu chảy nặng ở động vật chăn nuôi (bê, bò, trâu...). Do đó, đòi hỏi ngành chăn nuôi cần có các biện pháp hiệu quả chống lại các tác nhân gây bệnh và điều tra của cơ chế lây nhiễm, phát triển các loại thuốc mới điều trị là điều cần thực hiện cấp bách.
Trong nghiên cứu này, Phó giáo sư Kentaro Kato và nhóm nghiên cứu của ông điều tra xem sulfat polysaccharide ức chế sự nhiễm do ký sinh trùng Cryptosporidium sử dụng các tế bào có nguồn gốc từ mô ruột kết. Nhóm nghiên cứu cho biết lần đầu tiên heparin ức chế sự lây nhiễm Cryptosporidium, và nồng độ của heparin càng cao có tác dụng ức chế càng lớn. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu đã xác định cơ chế lây nhiễm của ký sinh trùng Cryptosporidium, và làm sáng tỏ rằng heparin sulfat - một loại sulfat polysaccharide được tìm thấy trên bề mặt của tế bào động vật có vú, có liên quan đến nhiễm Cryptosporidium.
Hình 1: Vòng đời của Cryptosporidium và hiệu quả ức chế của heparin
Phó giáo sư Kentaro Kato nhận định rằng "Nghiên cứu này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự hiểu biết của chúng ta về sự tương tác của heparin sulfat với Cryptosporidium và cơ chế lây nhiễm Cryptosporidium, và sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của các tác nhân chống anti - cryptosporidial".
CN. Hà Thị Thuận
(Lược dịch từ “Drug inhibits infection that causes watery diarrhea”, www.sciencedaily.com/releases/2015/07/150706091345.htm)