Trên Tạp chí The Lancet Infectious Diseases [1], tác giả Simon Brooker và đồng nghiệp qua tổng hợp về tình hình bệnh và việc phòng chống bệnh giun truyền qua đất (STH) đã đưa ra những bình luận giúp độc giả có cái nhìn tổng quan và rộng rãi hơn về việc phòng chống bệnh này. Xin tạm dịch và giới thiệu cùng bạn đọc.
Bệnh giun truyền qua đất là một bệnh nhiệt đới ít được quan tâm với những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và phát triển kinh tế của cộng đồng [2]. Đã 14 năm kể từ khi Đại Hội đồng Y tế Thế giới (WHA) chấp thuận Nghị quyết WHA54.19 - kêu gọi loại trừ bệnh giun truyền qua đất như là một vấn đề y tế công cộng ở những nơi có lan truyền thấp và giảm tỷ lệ mắc ở các nơi có tỷ lệ lan truyền cao [3]. Kể từ đó, những nỗ lực chủ yếu tập trung xuyên suốt vào việc làm giảm tỷ lệ mắc STH ở nhóm nguy cơ cao, trẻ em lứa tuổi học đường. Chúng ta đã quá tin tưởng vào chiến lược can thiệp điều trị định kỳ hàng loạt bằng thuốc tẩy giun (phòng ngừa bằng thuốc) và xem độ bao phủ của thuốc như một thước đo duy nhất của thành công. Điều này dẫn tới tập trung đầu tư vào một nghiên cứu chọn lọc, hoặc ít nhất là triển khai thực hiện một phần của Nghị quyết WHA54.19, hơn nữa còn thúc đẩy cải thiện việc tiếp cận nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân (WASH) và thuốc phòng bệnh cho phụ nữ và trẻ em.
Năm 2012, các tập đoàn Johnson & Johnson và GlaxoSmithKline cam kết cung cấp 600 triệu liều thuốc tẩy giun mỗi năm, đủ để điều trị cho tất cả trẻ em lứa tuổi học đường có nguy cơ [4]. Tiếp theo vào 4/2014, là cam kết của các nhà tài trợ khác và đã tạo ra một liên minh phòng chống bệnh giun truyền qua đất toàn cầu mới [5]. Mục đích của liên minh là tạo điều kiện mở rộng quy mô về độ bao phủ của thuốc và mở rộng mạng lưới với hợp tác liên ngành để đạt được hiệu quả lâu dài về giảm tỷ lệ mắc và giảm lan truyền bệnh giun truyền qua đất [6].
Theo báo cáo năm 2013, tỷ lệ trẻ em lứa tuổi học đường có nguy cơ được uống thuốc phòng là 39% [7], vẫn chưa đạt mục tiêu do WHO đề ra đến năm 2020 là 75% [8]. Tuy nhiên, 29 quốc gia đã đạt được các mục tiêu của WHO [7]. Liệu họ có nên đặt mục tiêu cao hơn và theo đuổi mục tiêu ngăn chặn sự lan truyền? Nếu vậy, những khoản đầu tư nào sẽ đưa đến khả năng thành công cao nhất? Trong các nước này thì nước nào sẽ đạt được mục tiêu ngăn chặn lan truyền dễ nhất?
Brooker và các đồng nghiệp đã đưa ra một khung chương trình toàn diện và một phân tích sơ bộ để cung cấp tài liệu cho cuộc thảo luận xung quanh những câu hỏi quan trọng. Họ đã xác định được mười chỉ số quan trọng dự kiến có thể đạt được, trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn, góp phần vào việc ngăn chặn sự lây lan. Họ đã xem xét thấu đáo không chỉ các yếu tố liên quan đến đặc điểm sinh học của ký sinh trùng như cường độ lan truyền và vệ sinh môi trường mà còn các chỉ số về năng lực của chương trình như dịch vụ hậu cần, cơ sở hạ tầng, quản trị, tài chính và sức mạnh của hệ thống y tế, giáo dục. Đó là một quan điểm rõ ràng đặc biệt phù hợp với STH khi cho uống thuốc tẩy giun dựa vào trường học, chương trình bổ sung vitamin A hoặc các chương trình bệnh nhiệt đới bị lãng quên khác.
Trong mười chỉ số được xác định bởi Brooker và các đồng nghiệp thì chỉ số nào là quan trọng nhất? Các nhà nghiên cứu đã so sánh bốn phương pháp có tính chất thuyết phục khác nhau và sử dụng một điểm số tổng hợp để xếp các nước vào các nhóm theo tính khả thi trong ngăn chặn lây lan. Quả nhiên, các nước có tính khả thi cao thì có cường độ lan truyền thấp, môi trường ít phơi nhiễm với STH (đã cải thiện nước sạch và vệ sinh môi trường) và các hệ thống chức năng khác được đánh giá cao hơn. Một số độc giả sẽ nghi ngờ về sự phân minh trong việc xếp hạng các quốc gia cụ thể, nhưng các điều tra viên sẽ trình bày chi tiết về các phương pháp và giả định của họ để lôi cuốn tất cả chúng ta vào cuộc thảo luận và hành động.
Phòng chống bệnh giun truyền qua đất cho cộng đồng đã tập trung đúng vào việc mở rộng quy mô điều trị phòng ngừa bằng thuốc ở những khu vực có lan truyền cao nhất và cần thiết nhất. Tuy nhiên, khả năng của mỗi nước khác nhau. Đối với một số nước, đạt 75% độ bao phủ của thuốc ở trẻ em lứa tuổi học đường đến năm 2020 sẽ cho là một thành tựu vĩ đại. Brooker và đồng nghiệp đã xác định được 41 quốc gia rất khả thi trong việc ngăn chặn lan truyền. Họ cũng đưa vào phân tích hơn 57 nước có khả năng lưu hành bệnh cao, các đảo quốc nhỏ và các quốc gia phát triển kinh tế nhanh chóng. Trong số này nhiều nước có ổ bệnh lan truyền liên tục, cùng với tăng cường giám sát và những biện pháp can thiệp có chủ đích, cuối cùng có thể thông báo chiến lược ngăn chặn lây lan là ít khả thi hiện nay. Ít thông tin về sự kết hợp của WASH và độ bao phủ của thuốc giữa các nhóm nguy cơ khác nhau sẽ cần được thiết lập khác nhau [9-12]. Điều đó làm sáng suốt hơn việc đầu tư để phòng chống giun truyền qua đất từ bài học của thực tế hiện nay. Bằng cách xây dựng các mục tiêu phòng chống bệnh giun truyền qua đất phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh cụ thể, chúng ta sẽ huy động được các nguồn lực, thấy được những gì có thể thực hiện, có các chiến lược rõ ràng và tăng cường các giải pháp thực hiện. Để làm rõ vấn đề và những gì đã đạt được, chúng ta quay trở lại điểm ban đầu của tầm nhìn WHA trong kiểm soát bệnh giun truyền qua đất.
Trích dẫn tài liệu:
1. Brooker SJ, Nikolay B, Balabanova D, Pullan RL. Global feasibility assessment of interrupting the transmission of soil-transmitted helminths: a statistical modelling study. Lancet Infect Dis 2015; published online April 15. http://dx.doi.org/10.1016/S1473-3099(15)70042-3.
2. Bundy DA, Walson JL, Watkins KL. Worms, wisdom, and wealth: why deworming can make economic sense. Trends Parasitol2013; 29:142-48.
3. WHO. Fifty-fourth World Health Assembly. WHA54.19. Schistosomiasis and soil-transmitted helminth infections. May, 22, 2001. http://apps.who. int/gb/archive/pdf_fi les/WHA54/ea54r19.pdf (accessed March 23, 2015).
4. Uniting to Combat Neglected Tropical Diseases. London Declaration on Neglected Tropical Diseases.
5. http://www.who.int/neglected_diseases/London_Declaration_NTDs.pdf (accessed Feb 22, 2015).
6. Uniting to Combat Neglected Tropical Diseases. Delivering on promises and driving progress: the second report on uniting to combat NTDs. http://unitingtocombatntds.org/report/delivering-promises-driving-progress-second-report-uniting-combat-ntds (accessed Feb 22, 2015).
7. STH Coalition. Partners are uniting to stop the worms. http://www.childrenwithoutworms.org/sth-coalition. (accessed Feb 22, 2015).
8. WHO. Soil-transmitted helminthiases: number of children treated in 2013. Wkly Epidemiol Rec2015; 90: 89-94.
9. WHO. Soil-transmitted helminthiases: eliminating soil-transmitted helminthiases as a public health problem in children: progress report 2001-2010 and strategic plan 2011-2020. Geneva: World Health Organization, 2012.
10. Anderson RM, Truscott JE, Pullan RL, Brooker SJ, Hollingsworth TD. How eff ective is school-based deworming for the community-wide control of soil-transmitted helminths? PLoS Negl Trop Dis2013; 7:e2092.
11. Truscott J, Hollingsworth TD, Anderson R. Modeling the interruption of the transmission of soil-transmitted helminths by repeated mass chemotherapy of school-age children. PLoS Negl Trop Dis2014; 8:e3323.
12. Strunz EC, Addiss DG, Stocks M, Ogden S, Utzinger J, Freeman MC. Water, sanitation, hygiene and soil-transmitted helminth infection: a systematic review and meta-analysis. PLoS Med2014; 11:e1001620.
13. Anderson R, Truscott J, Hollingsworth TD. The coverage and frequency of mass drug administration required to eliminate persistent transmission of soil-transmitted helminths. Philos Trans R Soc Lond B Biol Sci2014; 369:20130435.
ThS. Trần Mỹ Duyên
(Dịch từ The Lancet Infectious Diseases Volume 15, Pages 781 - 782 (August 2015), www.thelancet.com/infection)