Thời gian vừa qua, Việt Nam đã xuất hiện một số ổ dịch bạch hầu xảy ra ở hầu hết các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum) và TP. Hồ Chí Minh, đến nay đã có trên 60 ca bệnh, tăng gấp 3 lần hàng năm, trong đó có 3 bệnh nhân tử vong. Bệnh bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó mọi người vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BYT về việc hướng dẫn giám sát đối với 9 loại bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, trong đó có căn bệnh bạch hầu.
Bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên. Bệnh có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục. Đây là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc và các tổn thương nghiêm trọng của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu có tên khoa học là Corynebacterium diphtheria gây ra.
Bệnh bạch hầu lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Bệnh hay gặp ở tuổi thiếu nhi, đặc biệt là trẻ từ 1-7 tuổi. Tuy nhiên, người lớn vẫn có thể mắc bệnh.
Việc điều trị bệnh không khó nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, đúng phác đồ, đúng thuốc. Nếu chủ quan, không điều trị, điều trị muộn thì bệnh trở thành cấp tính, tỉ lệ tử vong tương đối cao (5% đến 10%). Nếu người bệnh mắc bạch hầu thể tối cấp thì có thể tử vong trong vòng 24 - 48 tiếng.
Tác nhân bệnh bạch hầu là vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae.
Triệu chứng bệnh bạch hầu
Thường bắt đầu từ hai đến năm ngày sau khi bị nhiễm bệnh, gồm:
Sốt và ớn lạnh
Chảy nước mũi
Khó chịu
Khó thở hoặc thở nhanh
Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Đau họng và khàn giọng
Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu.
Bệnh thường khởi đầu như một đợt cảm lạnh thông thường, viêm họng, viêm amidan, hay viêm thanh quản, và có thể bạn sẽ thấy lạ là bệnh này cũng có thể biểu hiện như một bệnh nhiễm trùng da.
Ca bệnh lâm sàng: Đối với trẻ em, trẻ sẽ bị viêm họng, mũi, thanh quản. Họng đỏ, nuốt đau. Da xanh, mệt, nổi hạch ở dưới hàm làm sưng tấy vùng cổ. Khi khám thấy có giả mạc. Giả mạc bạch hầu thường trắng ngà hoặc màu xám dính chặt vào xung quanh tổ chức viêm, nếu bóc ra sẽ bị chảy máu. Ca bệnh xác định chẩn đoán nhờ Phân lập vi khuẩn bạch hầu dương tính từ mẫu bệnh phẩm lâm sàng lấy từ mô bệnh. Bạch hầu thanh quản là thể bệnh nặng ở trẻ em. Biểu hiện lâm sàng bị nhiễm ngoại độc tố bạch hầu tại chỗ là giả mạc và biểu hiện toàn thân là nhiễm độc thần kinh, làm tê liệt thần kinh sọ não, thần kinh vận động ngoại biên và thần kinh cảm giác, viêm cơ tim.
Người mắc bệnh bạch hầu thường có tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc nặng. Độc tố bạch hầu gây liệt cơ, viêm cơ tim, dẫn đến tử vong trong vòng 6 ngày. Tuy nhiên, có người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chỉ có các triệu chứng nhẹ hoặc không có dấu hiệu rõ ràng. Có loại vi khuẩn bạch hầu gây bệnh trên da (cutaneous diphtheria) với triệu chứng đau, đỏ và sưng, loét bao phủ bởi một màng màu xám ở vùng hầu cũng có thể phát triển trong bệnh bạch hầu trên da.
Khi có các biểu hiện bệnh nêu trên thì đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và điều trị. Đối với trẻ em, nếu không chắc chắn trẻ đã được tiêm phòng bệnh bạch hầu hay chưa, thì cũng nên đưa con đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh, đồng thời kiểm tra lại vấn đề tiêm chủng của trẻ.
Biến chứng của bạch hầu
Nếu không được điều trị, bệnh bạch hầu có thể dẫn đến:
Đường lây truyền bệnh Bạch hầu
Thông thường vi khuẩn bạch hầu nhân lên trên hoặc gần bề mặt của màng nhầy của cổ họng, vi khuẩn bạch hầu lây lan qua ba con đường:
Người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu nhưng chưa được điều trị có thể lây nhiễm cho những người khỏe mạnh trong vòng sáu tuần.
Đối tượng nguy cơ bệnh bạch hầu: Trẻ em và người lớn không được tiêm vacxin bạch hầu; Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh; Người đến một khu vực đang có dịch bệnh bệnh bạch hầu.
Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu: Sự dụng các thuốc kháng độc tố, kháng sinh, liệu pháp oxy và hỗ trợ thở khác; Điều trị hỗ trợ nếu bị sốt cao, khó nuốt...; Theo dõi tình trạng bệnh nhân, đặc biệt là tình trạng hô hấp.
Phòng ngừa bệnh bạch hầu
Tạm thời đối với vùng xảy ra dịch:
Rà soát lại kết quả tiêm phòng bệnh bạch hầu tại địa phương, tiêm bổ sung cho tất cả trường hợp chưa tiêm phòng đầy đủ. Phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ (tại cơ sở y tế nhà nước và tư nhân), truyền thông giáo dục sức khỏe đến toàn dân, yêu cầu các hộ gia đình chủ động khai báo khi trong nhà có người có biểu hiện đầu tiên của bệnh, đồng thời đến ngay cơ sở y tế để khám, xét nghiệm và điều trị.
Giải pháp lâu dài:
- Vắc-xin bạch hầu thường được kết hợp với vắc-xin uốn ván và ho gà. Vắc-xin ba trong một được gọi là vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà. Phiên bản mới nhất của vắc-xin này được gọi là vắc-xin DTaP cho trẻ em và vắc-xin Tdap cho thanh thiếu niên và người lớn.
- Vắc-xin bạch hầu, uốn ván và ho gà là một trong những loại vắc-xin được các bác sĩ tại Hoa Kỳ khuyên dùng trong thời kỳ sơ sinh. Vắc-xin thường được tiêm ở cánh tay hoặc đùi khi trẻ ở 5 độ tuổi: 2 tháng; 4 tháng; 6 tháng; 15 đến 18 tháng; 4 đến 6 tuổi.
Tiêm nhắc lại: Sau khi đã hoàn thành 5 mũi trên ở thời thơ ấu, người khỏe mạnh cũng cần tiêm nhắc lại vắc-xin bạch hầu để giúp duy trì khả năng miễn dịch. Đó là bởi vì khả năng miễn dịch đối với bệnh bạch hầu giảm dần theo thời gian. Trẻ em được tiêm chủng đầy đủ theo khuyến cáo trước 7 tuổi thì nên được tiêm mũi đầu tiên nhắc lại vào khoảng từ 11 đến 12 tuổi. Lần tiêm nhắc tiếp theo được khuyến nghị 10 năm sau, sau đó lặp lại sau khoảng thời gian 10 năm. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng nếu người khỏe đi đến các khu vực thường gặp bệnh bạch hầu. Vắc xin bạch hầu nhắc lại được kết hợp với vắc-xin uốn ván nhắc lại (Td). Vắc-xin kết hợp này được tiêm bằng cách tiêm ở cánh tay hoặc đùi.
Phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng