Ruồi phát triển, sinh nở trên phân, bãi rác… hút thức ăn do đó các bộ phận chân cẳng, cánh ruồi bị nhiễm khuẩn, mặt khác chúng còn có thể mang mầm bệnh trong cơ thể nên chúng là tác nhân chính gây bệnh tả, lỵ, thương hàn và các bệnh giun sán, nấm…
Chúng sẽ hay lui tới hay ăn bất kỳ thực phẩm rắn dễ hoá lỏng nào, chúng có thể làm ẩm, những chất đang thối rữa hoặc thực phẩm được cất giữ cho sự tiêu dùng của con người. Ruồi làm thực phẩm hóa thành chất lỏng do chúng tiết ra dịch tiêu hoá và chất chứa trong dạ dày của chúng lên trên thực phẩm. Rồi chất dịch này được hút lên bởi khẩu biện thích nghi để hút và trong trường hợp này ruồi nhặt lấy mầm bệnh sinh bệnh,hoặc mầm bệnh bám về cơ thể ruồi. Chất thải của ruồi được sản xuất khi côn trùng ăn hoặc thải ra sẽ làm nhiễm những sản phẩm nông nghiệp, thí dụ như trứng ở điểm buôn bán. Vả lại, ruồi thường là chủ đề than phiền cuả các chuyên gia về sức khoẻ môi trường, chúng gây nên những vấn đề phiền toái, chủ yếu những nơi gần nơi ổ đẻ như là bãi rác, chuồng gia súc.
Ruồi thuộc bộ song dịch (Diptera), có 2 đôi cánh màng, đôi cánh sau đã thoái hóa thành đôi chùy (halter), khẩu biện hút, liếm. Râu ngắn, có đôi mắt phức hợp to. Bàn chân có 5 đốt, có vuốt dùng để bám vào tường.
Ruồi nhà là loại côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi, với tầm bay ít nhất 8km. Chúng hoạt động rất nhiều ở trong nhà. Ở nơi khí hậu lạnh lẽo sự sinh sản sẽ kết thúc trước mùa đông, nhân đó ruồi sống qua muà đông ngay cả nhộng hoặc con trưởng thành. Tuy nhiên ở môi trường ấm áp ruồi nhà vẫn tiếp tục hoạt động và sinh sản suốt năm.
Chu kỳ sinh sản của ruồi là chu kỳ biến thái hoàn toàn với 4 giai đọan: trứng, ấu trùng, nhộng và ruồi trưởng thành.
Con trưởng thành dài 6-8mm với chiều dài cánh 13-15mm, ngực màu xám có 4 sọc xậm màu dọc theo chiều dài, nửa phần đáy của bụng màu da bò, thỉnh thoảng trong suốt bên hông, ở giữa đốt bụng có dãy đen hơi mở rộng để phủ đốt bụng cuối. Khi đậu nghỉ cánh trải ra, có 4 gân cánh rõ ràng uốn cong hướng về phía trên ở ngọn.
Ruồi nhà thông thường sau 48 giờ thành con trưởng thành, con cái bắt đầu đẻ trứng. Trong suốt cuộc đời con cái từ 1-3 tháng nó có khả năng sinh sản 4-5 lứa, mỗi lứa từ 100-150 trứng.
Trứng hình trụ tròn trắng như ngọc trai, dài 1mm, được đẻ ở những nơi có chất thối rữa nhưng ẩm như rác nhà, lá cỏ ủ thành phân.
Trứng nở trong khoảng từ 8-48 giờ sau khi đẻ; đây là giai đoạn ấu trùng hay còn gọi là dòi. Dòi mềm, trắng, không chân, chúng tránh ánh sáng và tìm kiếm nhiệt độ tối ưu là từ 45-50 oC. Sau 3 lần lột xác chúng sẽ là con ấu trùng thành thục dài 10-12mm.
Ở nhiệt độ cao hơn, sự phát triển cuả ấu trùng hoàn thành trong ít ngày, nhưng trong muà đông tiến trình này có thể mất hơn nhiều tháng.
Khi thành thục, ấu trùng rời khỏi nơi đẻ để tìm những nơi chung quanh mát hơn, thí dụ như đất. Ở đây chúng phát triển thành những chú nhộng màu vàng, màu nâu hoặc màu đen dài 6mm. Tuỳ theo điều kiện , con trưởng thành sẽ nở sau 3 ngày cho đến 4 tuần.
Phòng chống ruồi nhà
Ruồi có tập quán đẻ nhiều, nhanh và rất dễ biến đổi. Để bẻ gãy vòng đời, đánh giá biện pháp phòng chống phải được trực tiếp phòng chống ấu trùng và con trưởng thành
Vệ sinh thỏa đáng là cần thiết để giới hạn những ổ đẻ tiềm tàng và nguồn thực phẩm của ruồi.
Những chất thải ở trong nhà phải được chứa ở những thùng có nắp đậy kín và đổ rác sớm. Những chất có nguy cơ chứa mầm bệnh phải được bọc kín và đốt cháy ở bất cứ nơi nào có thể. Rác bỏ phải được chôn sâu ít nhất 20cm, phủ đất lên trên và rồi nện chặt. Điều này sẽ hạn chế sự nở của ấu trùng và đẩy mạnh nhiệt độ lên men, điểm mà ấu trùng không thể sống sót.
Phân bón ở trang trại phải được giữ càng khô càng tốt đặc biệt là trong chuồng gà,nơi mà người cho ăn để nước rơi rớt, có thể cung cấp những điều kiện ẩm ướt để ruồi đẻ.
Phải trữ phân đúng cách bao gồm: chất phân thành những đống hình chóp gọn gàng (thích hợp trữ phân bò) tạo cho sự lên men liên tục, do đó nó sẽ làm chết ấu trùng. Đồng thời phủ vải nhựa không thấm nước lên đống phân, nhằm để phòng trứng nở và duy trì sức nóng của sự lên men.
Dùng lưới che ruồi (mắt lưới khoản 1,18mm), cửa tự động kết hợp với tấm đập dẹp bằng cao su có thể phòng chống ruồi trưởng thành vào nhà.
Sử dụng bẫy diệt dòi thực hiện thuận lợi vì ấu trùng cần di chuyển từ nơi sinh sản đến những nơi mát mẻ chung quanh để thoát xác thành nhộng. Bẫy thông thường gồm có miếng bê-tông dẹp, trên đó phân hoặc rác rưỡi được giữ, chung quanh là những hào sâu đầy nước, đó sẽ là bẫy của ấu trùng nếu nó di trú.
Sử dụng thuốc diệt côn trùng muốn có kết quả phải kết hợp với vệ sinh tốt.
Hôm nay là Thứ Tư, 22 Tháng Giêng 2025 |