Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng, các cơn mưa lớn cũng thường xảy ra khiến nhiều bệnh sinh sôi, bùng phát và lây lan, nhất là các bệnh liên quan đến ăn uống, đó là:
Các bệnh ký sinh trùng (giun, sán);
Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, hay tiêu chảy do virus trong đó chủ yếu do rotavirus gây tiêu chảy cấp ở trẻ em;
Bệnh viêm gan do virut;
Bệnh tả;
Bệnh kiết lỵ (do amíp, do trực trùng);
Bệnh thương hàn;
Bệnh đau mắt đỏ (do virus, do vi khuẩn, do dị ứng)...;
Bệnh thủy đậu;
Bệnh sởi;
Bệnh tay chân miệng;
Ngoài ra mùa hè là mùa có thời tiết thích hợp cho muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản; bệnh sốt xuất sinh trưởng và phát triển.
Để phòng ngừa các bệnh mùa hè, cần thực hiện:
Đối với lây qua đường tiêu hóa: Vệ sinh cá nhân và thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường thật tốt như: rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, ăn chín uống sôi, ăn rau sống sau khi được rửa sạch và bảo đảm vô khuẩn, không uống nước lã; đậy kỹ đồ ăn thức uống, không nên ăn thức ăn để quá lâu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua, bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch, lau dọn nhà bếp, nhà vệ sinh thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn ghế, sàn nhà tại các hộ gia đình, nhà trẻ mẫu giáo bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
Đối với bệnh thủy đậu và bệnh sởi, tiêm vắc xin sởi cho trẻ là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất.
Đối với bệnh đau mắt đỏ, không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là mắt kính, khẩu trang, thuốc nhỏ mắt... Thường xuyên vệ sinh mắt, mũi, họng bằng các loại thuốc nhỏ chuyên dụng. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.
Đối với bệnh tay chân miệng, không nên tiếp xúc gần gũi với người nhiễm, do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên cần uống nhiều nước và dùng thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt hay giảm đau do các vết loét.
Đối với bệnh do muỗi truyền, thực hiện diệt loăng quăng, bọ gậy, đậy kín các dụng cụ chứa nước để ngăn không cho muỗi vào đẻ trứng, loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng... Thực hiện ngủ màn phòng muỗi đốt, phun hóa chất diệt muỗi...
Khi bị các bệnh nêu trên, tốt nhất đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Phòng khám bệnh chuyên khoa Ký sinh trùng, Viện Ký sinh trùng – Côn trùng là đơn vị tuyến Trung ương trực thuộc Bộ Y tế, đóng tại 699, Trần Hưng Đạo, Quận 5 TP. HCM chuyên thực hiện: Khám, chẩn đoán, nghiên cứu khoa học về lâm sàng, chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng (giun, sán, nấm, đơn bào, bệnh sốt xuất huyết, các bệnh do côn trùng truyền, viêm gan, dị ứng do ký sinh trùng, điều trị phục hồi chức năng do tổn thương não, mắt, các chi do nhiễm ký sinh trùng...
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)