“Giám sát công tác thực hiện kế hoạch phòng chống dịch chủ động tại địa phương năm 2024” tại tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh

Trong tháng 9,10 năm 2024, Đoàn công tác của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM thực hiện hoạt động “Giám sát công tác thực hiện kế hoạch phòng chống dịch chủ động tại địa phương năm 2024” tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã của các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh.

Đoàn công tác do TS. Đoàn Bình Minh, Phó Viện trưởng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM làm trưởng đoàn, tham dự cùng đoàn có các cán bộ là lãnh đạo và viên chức của các Khoa Dịch tễ, Khoa Ký sinh trùng và Phòng Kế hoạch - Tổng hợp của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM.

Đoàn công tác làm việc với Trung tâm KSBT tỉnh Bạc Liêu, Trung tâm y tế huyện Đông Hải, Ban Phòng chống dịch bệnh và Trạm Y tế xã An Trạch A.

Đoàn công tác làm việc với Trung tâm KSBT tỉnh Cà Mau, Trung tâm y tế huyện Đầm Dơi, Ban Phòng chống dịch bệnh và Trạm Y tế xã Tạ An Khương.

Đoàn công tác làm việc với Trung tâm KSBT tỉnh Tây Ninh, Trung tâm y tế huyện Dương Minh Châu, Ban Phòng chống dịch bệnh và Trạm Y tế xã Suối Đá.

Sau khi nghe báo cáo về các hoạt động của các đơn vị, những thuận lợi khó khăn trong việc triển khai các hoạt động công tác Phòng chống và loại trừ sốt rét, sốt xuất huyết, phòng chống bệnh giun sán. Đoàn công tác đã thảo luận và góp ý từng vấn đề còn tồn tại của từng lĩnh vực, từng đơn vị. Đoàn có thông báo kết quả giám sát như sau:

- Đối với Sở Y tế:

+ Quan tâm, chỉ đạo công tác phòng chống sốt rét quay lại. Tiếp tục duy trì nguồn kinh phí cho các đơn vị y tế trong tỉnh để đảm bảo triển khai hoạt động phòng chống sốt rét quay trở lại. Bảo đảm nguồn lực, bố trí đủ kinh phí để thực hiện các mục tiêu theo kế hoạch.

+ Chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc, đơn vị y tế tuyến dưới triển khai các hoạt động phòng chống, giám sát phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng, thống kê, báo cáo theo quy định về chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.

+ Tăng cường phối hợp với các sở, ban ngành trong công tác phòng chống véc tơ sốt xuất huyết và các bệnh khác do véc tơ truyền.

- Đối với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật:

+ Xây dựng kế hoạch phòng chống sốt rét quay lại, phòng chống ký sinh trùng, phòng chống sốt xuất huyết dựa trên tình hình, kết quả hoạt động đã triển khai hằng năm và thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ tài chính và của địa phương đã ban hành.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ làm công tác xét nghiệm ký sinh trùng sốt rét, điều tra, định loại côn trùng (Sốt rét, SXH, véc tơ truyền bệnh) và xét nghiệm ký sinh trùng giun sán.

+ Tăng cường hướng dẫn và giám sát việc triển khai kế hoạch, lập kế hoạch phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết và ký sinh trùng của tuyến dưới cho các hoạt động theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn báo cáo các trường hợp xét nghiệm ký sinh trùng và tẩy giun để tổng hợp báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Triển khai các hoạt động phòng chống sốt rét, sốt xuất huyết, phòng chống ký sinh trùng theo kế hoạch đã xây dựng.

+ Xây dựng bản đồ, biểu đồ phân bổ ca bệnh, véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết, sốt rét tại tỉnh.

- Đối với Trung tâm Y tế quận/huyện:

+ Phối hợp cùng tuyến Trung ương, tuyến tỉnh tiến hành các hoạt động điều tra phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn huyện. Chỉ đạo Trạm y tế xã, phường, thị trấn cùng phối hợp tiến hành các hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng.

+ Tổ chức tuyên truyền vận động về phòng chống bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, giun sán cho cộng đồng.

+ Xây dựng kế hoạch phù hợp theo chức năng nhiệm vụ của từng tuyến và chi tiết cho tất cả các bệnh truyền nhiễm để chủ động xin kinh phí từ địa phương để đảm bảo hoạt động được thực hiện.

+ Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn báo cáo các trường hợp xét nghiệm ký sinh trùng và tẩy giun để tổng hợp báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

+ Triển khai đầy đủ các hoạt động giám sát dịch tễ véc tơ truyền bệnh, đào tạo công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết theo kế hoạch.

+ Đảm bảo công tác thống kê báo cáo được thực hiện đầy đủ, cần triển khai lấy lam tầm soát bệnh sốt rét cho người dân nguy cơ. Dự trù vật tư xét nghiệm sốt rét cho huyện và các xã để thực hiện.

+ Nâng cao năng lực cho cán bộ, viên chức làm công tác sốt rét, sốt xuất huyết, ký sinh trùng.

- Đối với Trạm Y tế xã/phường:

+ Cập nhật diễn biến và tình hình bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, giun sán trên địa bàn dựa vào số trường hợp bệnh được phát hiện thụ động tại địa phương hoặc thông tin trường hợp bệnh từ các cơ sở điều trị khác và triển khai các biện pháp phòng chống hiệu quả.

+ Tăng cường các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh lồng ghép với các buổi sinh hoạt của ban ngành đoàn thể của xã, trong các buổi sinh hoạt của học sinh tại các trường của xã.

+ Phối hợp với các tuyến triển khai hoạt động phân vùng dịch tễ bệnh ký sinh trùng trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, của tuyến tỉnh, tuyến huyện.

+ Triển khai lại hoạt động lấy lam máu tầm soát cho người dân nghi ngờ sốt rét (đào tạo lại cho cán bộ phụ trách mới thay cho cán bộ đã nghỉ hưu và sửa kính hiển bị hỏng để điểm kính hoạt động trở lại).

+ Tổ chức công tác truyền thông phòng chống và loại trừ sốt rét quay lại: Truyền thanh lồng ghép với các bệnh truyền nhiễm khác và chưa triển khai quản lý di dân biến động đi và về từ vùng sốt rét lưu hành.

- Đối với Ban Phòng chống dịch bệnh xã:

+ Tăng cường chỉ đạo các tổ chức, ban ngành đoàn thể thực hiện các chương trình phòng, chống dịch bệnh tại xã.

+ Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động phòng chống dịch chủ động của Y tế xã.

ThS. Phạm Thị Dinh; KS. Phan Võ Quỳnh Như

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,