Vai trò y học của mạt

Mạt (Liên họ mạt Gamasoidea) thuộc bộ Acarina và phụ bộ Mesostigmata. Đến nay, người ta đã thống kê được hơn 2.000 loài, thuộc 300 giống và phân giống mạt thuộc 20 họ, phân bố khắp địa cầu. Chúng là những sinh vật có kích thước nhỏ hơn 1 mm. Mạt có thể phân chia dựa vào hoạt động ký sinh, có loài ký sinh đốt máu, sống tự do hoặc vừa ký sinh vừa sống tự do hoặc ký sinh trong đường hô hấp của các động vật khác. Đặc biệt nhóm ký sinh đốt máu được quan tâm vì chúng có thể là véc tơ lan truyền bệnh. Quan tâm chính đến các loài mạt có vai trò lan truyền bệnh tập trung vào các họ Dermanyssidae, Macronyssidae và Laelapidae

1. Lan truyền vi rút

Các vi rút gây bệnh ở động vật như fowlpox và Newcastle cho thấy có nhiều mối liên quan đến các loài mạt (Shirinov và cộng sự, 1972; Arzey, 1990). Nhóm hantavirus là một ví dụ về một trong những bệnh nguy hiểm được lan truyền từ động vật sang người và nhóm vi rút này đã được tìm thấy trên các loài mạt (Wu và cộng sự, 1998; Zhuge và cộng sự, 1998; Iakimenko và cộng sự, 2000; Zhang và cộng sự, 2001; Zhang và cộng sự, 2002).

Bảng 1. Các loài mạt có khả năng lan truyền vi rút.

Vi rút

Mạt

Vật chủ

Đặc điểm

Tài liệu tham khảo

Hantavirus,

Sốt xuất huyết

H. glasgowi

Tổ động vật gặm nhắm hoan dại

Véc tơ sinh học

Dong, 1991

O. bacoti

Chuột (Rat)

Véc tơ và vật chứa

Zhuge và cộng sự., 1998

E. shanghaiensis

O. bacoti,

Chuột (Mice)

Lan truyền qua vết đốt

Meng và cộng sự., 1990

H. ambulans

Con lemming (một loài động vật có vú)

Phân lập vi rút

Iakimenko và cộng sự., 2000

Mạt

Tổ động vật gặm nhắm hoan dại

Phát hiện vi rút

Véc tơ và vật chứa

Zhang và cộng sự., 2001

Vi rút viêm não Saint-Louis (Flavirus)

D. gallinae

O. bursa,

O. sylviarum

Chuột (Mice)

Không lan truyền qua vết đốt

Chamberlain và cộng sự., 1957

B. sylviarum,

D. americanus

Tổ chim

Không phải véc tơ, cũng không phải vật chứa

Reeves và cộng sự., 1955

Vi rút Fowl pox

Bệnh đậu mùa

D. gallinae

Chim bị nhiễm bệnh

Trang trại gia cầm

Lan truyền theo cơ chế Trans-ovarian

Lan truyền qua vết đốt

Shirinov và cộng sự., 1972

Bệnh Newcastl Avian paramyxovirus

type 1

O. sylviarum,

D. gallinae

Có khả năng lan truyền bệnh

Arsey, 1990

Vi rút Tây song Nile

Nhóm mạt đốt máu

Tổ chim

Phân lập vi rút

Iakimenko và cộng sự., 1991

Vi rút viêm não do ve truyền (Flavirus)

O. bacoti,

D. gallinae

Chuột (Mice)

Vi rút không tăng sinh trong mạt

Durden và cộng sự., 1993

L. agilis

Động vật gặm nhắm hoan dại

Huyết thanh của động vật gặm nhắm bị mạt ký sinh dương tính với vi rút

Kocianova và cộng sự., 1993

D. gallinae,

D. hirundinis,

A. casalis

Chim

Không phát hiện vi rút

Korenberg và cộng sự., 1984

H. mandschuicus,

L. clethrionomydis,

E. stabularis,

A. glasgowi

Vi rút được bảo toàn sau khi gây nhiễm thực nghiệm

Lan truyền sang vật chủ

Naumov và cộng sự., 1984

H. isabellinus, H. ambulans

Tổ của động vật gặm nhắm hoan dại

Phân lập vi rút

Shaiman và cộng sự., 1976

D. gallinae

Chuột (Mice)

Không lan truyền qua vết đốt

Wegner, 1976

E. stabularis,

H. glasgowi

H. nidi,

D. gallinae

O. bacoti

Chuột (Mice) , gà

D. gallinaeO. bacoti bị nhiễm

Vi rút không bảo toàn

Không lan truyền qua vết đốt

Zemskaya và cộng sự., 1962

O. bacoti

Chuột (Mice)

Vi rút kích thích đám ứng miễn dịch

Zemskaya và cộng sự., 1974

O. bacoti

Chuột (Mice)

Lan truyền theo cơ chết Trans-ovarian

Zemskaya và cộng sự., 1974

H. ambulans,

H. isabellinus

Tổ của con Lemming

Phân lập vi rút

Kornilova và cộng sự., 1975

L. clethrionomydis

H. serdjukovae

Động vật gặm nhắm

Có thể vi rút lưu hành ở mạt

Chernykh và cộng sự., 1974

H. nidi,

H. hirsutus

H. talpae,

A. fahrenholzi

Tổ của chuột chũi

Phân lập vi rút

Kocianova và cộng sự., 1988

H. nidi,

E. stabularis

Tổ và động vật gặm nhắm

Phân lập vi rút

Gil’Manova và cộng sự., 1964

(A. casalis = Androlaelaps casalis, A. fahrenholzi = Androlaelaps fahrenholzi, A. glasgowi = Androlaelaps glasgowi, B. sylviarum = Bdellonyssus sylviarum, D. americanus = Dermanyssus americanus, D. hirundinis = Dermanyssus hirundinis, E. shanghaiensis = Eulaelaps shanghaiensis, E. stabularis = Eulaelaps stabularis, H. ambulans = Haemogamasus ambulans, H. glasgowi = haemolaelaps glasgowi, A. hirsutus = Hae- mogamasus hirsutus, H. isabellinus = Hirstionyssus isabellinus, H. nidi = Haemogamasus nidi, H. mandschuicus = Haemolaelaps mand- schuicus, H. serdjukovae = Haemogamasus serdjukovae, H. talpae = Hirstionyssus talpae, L. agilis = Laelaps agilis, L. clethrionomydis = Lae- laps clethrionomydis, O. bacoti = Ornithonyssus bacoti, O. bursa = Ornithonyssus bursa, O. sylviarum = Ornithonyssus sylviarum).

Hơn nữa, đối với một số loài, lan truyền vi rút theo cơ chế Trans-tadial và Trans-ovarian đã được chứng minh, và có khả năng lan truyền sang các loài gặm nhấm qua vết đốt (Meng và cộng sự, 1990; Đồng, 1991). Tương tự như vậy, các vi rút gây viêm não Saint-Louis đã được phân lập từ các loài mạt này nhưng không có bằng chứng các loài này có khả năng lan truyền hay là vật chứa vi rút gây viêm não Saint-Louis (Reeves và cộng sự, 1955;.. Chamberlain và cộng sự, 1957). Các loại vi rút khác, chẳng hạn như vi rút Tây sông Nile, các vi rút gây viêm não do ve truyền và nhóm togaviruses cũng đã được phân lập từ các loài mạt này: trong một số trường hợp, mạt có khả năng là véc tơ lan truyền bệnh (Zemskaya & Pchel- kina, 1962; Gil'Manova và cộng sự, 1964; Chernykh và cộng sự, 1974; Zemskaya & Pchelkina, 1974a; Zemskaya & Pchelkina, 1974b; Kornilova và cộng sự, 1975;. Shaiman & Tarasevich, 1976; Wegner, 1976; Naumov & Gutova, 1984; Kocianova & Kozuch năm 1988;. Iakimenko và cộng sự, 1991; Durden & Turell năm 1993;. Kocianova và cộng sự, 1993;. Korenberg và cộng sự, 1993). Nhóm togaviruses, gây viêm não ngựa phương Tây, phương Đông và Venezuela cần phải được nghiên cứu kỹ hơn.

Viêm não ngựa phương Đông và phương Tây là những mô hình bệnh tật ở Mỹ cũng như Venezuela, nó gây ra rối loại thần kinh nghiêm trọng ở cả người và ngựa. Bản chất của các rối loạn có thể là do viêm não hoặc viêm cột sống. Lan truyền xảy ra hầu như là do muỗi và tồn tại vĩnh viễn trong vật chủ (các loài chim và động vật gặm nhấm). Các loài mạt được cho là có khả năng lan truyền các bệnh viêm não này. Để đánh giá vai trò lan truyền các vi rút này của mạt, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm bằng cách sử dụng phương pháp sau đây: cho các loài mạt đốt vật chủ bị nhiễm và sau đó kiểm tra sự hiện hiện của tác nhân gây bệnh ở mạt. Nếu mạt bị nhiễm bệnh, tiết tục cho mạt đốt vật chủ không bị nhiễm như thế có thể đánh gia khả năng lan truyền vi rút. Thế hệ sau của loài mạt bị nhiễm này sau đó cũng được phân tích để đánh giá khả năng lan truyền theo cơ chế Trans-ovarian.

Bảng 2. Các loài mạt có khả năng lan truyền vi rút viêm não ngựa.

Vi rút

Mạt

Vật chủ

Đặc điểm

Tài liệu tham khảo

Vi rút viêm não ngựa phương Đông (EEE)

H. liponyssoides,

O. bacoti

Chuột (Mice)

Vi rút tồn tại trong mạt: 11 đến 46 ngày

Không lan truyền qua vết đốt, vi rút không tăng sinh

Clark và cộng sự., 1966

D. gallinae

Vi rút tồn tại trong mạt: 30 ngày

Lan truyền qua vết đốt, vi rút không tăng sinh, không lan truyền Trans-ovarian

Durden và cộng sự., 1993

D. gallinae

Vi rút tồn tại trong mạt: : 15 ngày

Chamberlain và cộng sự., 1955

Vi rút viêm não ngựa phương Tây (WEE)

B. sylvarium,

D. gallinae,

D. americanus

Tổ chim hoan dại

Phân lập vi rút

Reeves và cộng sự., 1955

D. americanus

Chim sẽ

Phân lập vi rút

Không lan truyền Trans-ovarian

Cockburn và cộng sự., 1957 (Passer domesticus)

D. gallinae

Mạt không nhiễm vi rút

Sulkin và cộng sự., 1955

D. gallinae

Chamberlain và cộng sự., 1955

Vi rút viêm não ngựa Venezuela (VEE)

D. gallinae, L. kochi

Chuột (Mice)

Véc tơ cơ học

Vi rút không tăng sinh, không lan truyền Trans-ovarian

Durden và cộng sự., 1992

(B. sylviarum = Bdellonyssus sylviarum, D. americanus = Der- manyssus americanus, H. liponyssoides = Haemogamasus liponyssoides, L. kochi = Laelaps kochi, O. bacoti = Ornithonyssus bacoti).

Đối với các vi rút gây viêm não ngựa phương Đông (EEE), Clark và cộng sự. (1966) đã chứng minh rằng cả hai loài mạt Haemogamasus liponyssoides và Ornithonyssus bacoti có thể đưa vào cơ thể chúng một số lượng lớn vi rút khi chúng đốt máu chuột bị nhiễm. Tùy thuộc vào nhiệt độ, vi rút này có thể tồn tại lên đến 46 ngày trong cơ thể mạt nhưng vi rút không tăng sinh và không quan sát được khả năng lan truyền vi rút qua các vết đốt. Tuy nhiên, Chamberlain & Sikes (1955); Durden và cộng sự (1993) cho thấy rằng loài Dermanyssus gallinae đốt gà con bị nhiễm và mang vi rút ít nhất một tháng mà vi rút này không được tăng sinh và không lan truyền vi rút cho thế hệ sau. Mặc dù loài mạt này có thể lan truyền vi rút cho các con gà khác qua vết đốt khi chúng đốt máu. Thời gian ủ bệnh tối đa là 26 ngày trong cả hai trường hợp. Các xét nghiệm tìm vi rút từ phân của mạt đều âm tính

Trong trường hợp của vi rút gây viêm não ngựa phương Tây (WEE), có 09 chủng vi rút được phân lập từ loài mạt Bdellonyssus sylviarumDermanyssus americanus giữa năm 1946 và 1949, hai loài mạt này được thu từ tổ chim hoang ở California (Reeves và cộng sự., 1955). Trong một trường hợp tương tự WEE được phân lập từ một người đàn ông ở Colorado, sau đó người ta phát hiện con chim sẻ ở trang trại của bệnh nhân bị loài mạt D. americanus ký sinh và ở trong con mạt này mang vi rút WWE (Cockburn và cộng sự., 1957). Tất cả các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm để xác định vai trò lan truyền vi rút của mạt so với các kết qua trước đây có sự khác biệt rất lớn. Reeves và cộng sự (1955); Sulkin và cộng sự (1955) đã không thành công trong việc chứng minh khả năng lan truyền vi rút của hai loài mạt D. gallinaeB. sylviarum từ gà nhiễm bệnh và chim khỏe mạnh. Tuy nhiên, Cockburn và cộng sự (1957) nuôi loài mạt D. gallinae trên gà bị nhiễm vi rút, nhưng không thể chứng minh khả năng lan truyền sang các con chim khỏe mạnh khác hay lan truyền Trans-ovarian. Cuối cùng, Chamberlain và Sikes (1955) tiến hành thí nghiệm là gây nhiễm cho gà khỏe mạnh bằng cách cho D. gallinae chứa vi rút đốt máu, thời gian ủ bệnh là 13 ngày.

Đối với các vi rút viêm não ngựa Venezuela (VEE), Durden và cộng sự (1992) cho thấy, trong các thí nghiệm ở chuột thì D. gallinae là một véc tơ lan truyền vi rút theo cơ chế cơ học. Tuy nhiên, loài Laelaps kochi mang vi rút cũng cho thấy không gây nhiễm sang chuột khỏe mạnh. Vi rút không có khả năng tăng sinh hoặc lan truyền Trans-ovarian đã được chứng minh.

Vì vậy, đối với các hình thức của viêm não ngựa do togaviruses, vai trò của D. Gallinae được xem là véc tơ lan truyền vi rút này theo cơ chế cơ học mặc dù vai trò chính xác của nó trong dịch tễ học của bệnh lý này vẫn cần phải được xác định lại. Tuy nhiên, đối với các loài mạt, chưa đủ cơ sở để khẳng định

2. Khả năng lan truyền vi khuẩn

Một số nhà nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò của các loài mạt về khả năng lan truyền vi khuẩn. Trong số các loài chịu trách nhiệm về lan truyền bệnh từ động vật sang người, vi khuẩn Francisella tula rensis gây bệnh tularaemia, vi khuẩn này được lan truyền theo cơ chế cơ học do các loài mạt thuộc họ Dermanyssoidea giống như Tabanidae, Simuliidae hoặc Ixodidae ... (Timofeeva, 1964; Petrov, 1971; Zuevskii năm 1976; Algazin & Bogdanov, 1978;. Lysy và cộng sự, 1979). Tương tự như vậy, vi khuẩn Salmonella, Yersinia, Listeria, Pasteurella và Bacillus cũng được tìm thấy trên các loài mạt này nhưng lại không có bằng chứng chúng có khả năng lan truyền (Sturman, 1965; Poyarkov & Avchinnikov, 1966; Wilson & MacDonald, 1967; Grebenyuk và cộng sự ., 1972; Petrov, 1975;. Sotnikova và cộng sự, 1977; Romasheva & Uzdenov, 1979;. Zeman và cộng sự, 1982).

Dermanyssus gallinae đã được chứng minh là một véc tơ lan truyền xoắn khuẩn nhưng nó không phải là vật chứa xoắn khuẩn trong tự nhiên. Borrelia bugdorferi gây bệnh Lyme, bị nghi là đã được lan truyền bởi Ornithonyssus bacoti bởi một số nhà nghiên cứu (Ciolca và cộng sự, 1968;. Reshetnikov, 1967;. Stajkovic và cộng sự, 1993;. Lopatina và cộng sự, 1999). Cuối cùng, D. gallinae được cho là có khả năng lan truyền và vật chứa vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae, tác nhân gây bệnh viêm quần ở lợn (Chirico và cộng sự., 2003).

Bảng 3. Các loài mạt có khả năng lan truyền vi khuẩn.

Vi khuẩn

Mạt

Vật chủ

Đặc điểm

Tài liệu tham khảo

Francisella tularensis (tularemia)

H. ambulans

H. isabellinus

Tổ các động vật gặm nhấm hoan dại

Phân lập được vi khuẩn

Algazin và cộng sự., 1978

H. nidi,

L. hilaris

Các động vật gặm nhấm hoan dại

Phân lập được vi khuẩn

Lysy và cộng sự., 1979

O. bacoti

Chuột (Mice)

Lan truyền do nuốt phải mạt nhiễm hoặc mạt bị nghiền nát trên da

Petrov, 1971

H. musculi

Động vật gậm nhấm hoan dại

Lan truyền do nuốt phải mạt nhiễm

Timofeeva và cộng sự., 1964

Salmonella gallinarum

D. gallinae

Phân lập được vi khuẩn

Zeman và cộng sự., 1982

Salmonella typhimurium

L. hilaris,

L. pavlovskyi,

H. arvalis,

H. hirsutus

H. musculi,

H. isabellinus

Động vật gậm nhấm hoan dại

Phân lập được vi khuẩn

Poyarkov và cộng sự., 1966

Erysopelothrix rhusiopathiae

D. gallinae

Phân lập được vi khuẩn

Véc tơ và vật chứa

Chirico và cộng sự., 2003

Spirochaetosis

D. gallinae

Đôi khi là véc tơ

Bài tiết theo phân của mạt

Ciolca và cộng sự., 1968

D. gallinae

Lan truyền sang gà

Reshetnikov, 1967

Borrelia bugdorferi

(lyme disease)

O. bacoti

Haemogamasus sp.

Chuột (Mice)

Động vật gặm nhấm hoan dại

Lan truyền qua vết đốt

Phân lập được vi khuẩn từ động vật gặm nhấm

Lopatina và cộng sự., 1999

Stajkovic và cộng sự., 1993

Pasteurella multocida

D. gallinae

Chim

Véc tơ, không lan truyền trực tiếp

Petrov, 1975

Bacillus thuringiensis

D. gallinae

Chim

Phân lập được vi khuẩn

Romasheva và cộng sự., 1979

Yersinia rodentium

D. hirundinis

Tổ chim

Phân lập được vi khuẩn

Sotnikova và cộng sự., 1977

Listeria monocytogenes

D. gallinae

Vật nuôi và động vật hoan dại

Phân lập được vi khuẩn

Grebenyuk và cộng sự., 1972

(D. hirundinus = Der- manyssus hirundinis, H. ambulans = Haemogamasus ambulans, H. arvalis = Hyperlaelaps arvalis, H. isabellinus = Hirstionyssus isabel- linus, H. hirsutus = Haemogamasus hirsutus, H. musculi = Hirstionyssus musculi, H. nidi = Haemogamasus nidi, L. hilaris = Laelaps hilaris, L. pavlovskyi = Laelaps pavlovskyi, O. bacoti = Ornithonyssus bacoti).

3. Khả năng lan truyền ký sinh trùng

Một số nhà khoa học đã chứng minh vai trò của Ornithonyssus bacoti như một véc tơ lan truyền Trypanosoma cruzi theo cơ chế lan truyền cơ học trong điều kiện phòng thí nghiệm (Cortez-Jimenez, 1994) và đã thành công trong thử nghiệm về khả năng lan truyền cơ học đối với các đơn bào khác như Hepatozoon sp. và Elleipsisoma thomsoni của loài mạt này (Redington & Jachowski, 1971; Frank, 1977; Mohamed và cộng sự, 1987). Giun chỉ thuộc giống Litomosoides cũng đã được chứng minh là có khả năng phát triển ở bên trong các loài mạt thuộc họ Dermanyssoidea (Renz & Wenk, 1981; Diagne và cộng sự, 1989)

Bảng 4. Các loài mạt có khả năng lan truyền ký sinh trùng

Ký sinh trùng

Mạt

Vật chủ

Đặc điểm

Tài liệu tham khảo

Đơn bào

Hepatozoon sylvatici

L. agilis

Động vật gặm nhấm hoan dại

Lan truyền trong điều kiện thí nghiệm

Frank và cộng sự., 1977

Hepatozoon griseisciuri

H. reidi

Con sóc

Véc tơ sinh học

Redington và cộng sự., 1971

Elleipsisoma thomsoni

H. hirsutus,

H. nidi,

E. stabularis

Tổ chuột chũi

Véc tơ sinh học

Mohamed và cộng sự., 1987

Trypanosoma cruzi

O. bacoti

Chuột (Mice)

Véc tơ cơ học

Cortez-Jimenez và cộng sự., 1994

Giun tròn

Litomosoides galizai

B. bacoti

Véc tơ sinh học

Diagne và cộng sự., 1989

Litomosoides sigmondontis

B. bacoti

Véc tơ sinh học

Diagne và cộng sự., 1989

Litomosoides carinii

O. bacoti

Véc tơ trong điều kiện thí nghiệm

Renz và cộng sự., 1981

(B. bacoti = Bdellonyssus bacoti, E. stabularis = Eulaelaps stabularis, H. hirsutus = Haemogamasus hirsutus, H. nidi = Haemogamasus nidi, H. reidi = Haemogamasus reidi, L. agilis = Laelaps agilis, O. bacoti = Ornithonyssus bacoti).

4. Khả năng lan truyền rickettsia

Các loài mạt thuộc phụ họ Dermanyssoidea có vai trò quan trọng trong việc lan truyền tác nhân gây bệnh là Rickettsia và Coxiella burnetii. Huebner và cộng sự (1946), là người đầu tiên nghĩ rằng Rickettsia akari được lan truyền bởi Liponyssoides sanguineus và loài mạt này cũng là vật chứa Rickettsia akari. Tuy nhiên, Yunker và cộng sự (1975) đã không phân lập được các loài Rickettsia khác từ các động vật gặm nhấm thường bị ký sinh bởi các loài mạt như Laelaps dearmasi, Ornithonyssus bacoti, Eubrachylaelaps jamesoniHaemogamasus glasgowi mặc dù một số nhà khoa học, trích dẫn trong bài viết của họ, đã chứng minh sự tồn tại của rickettsia trong giống mạt Laelapidae một thời gian dài vào mùa đông, cũng như lan truyền theo cơ chế Trans-tadial, Trans-ovarian và lan truyền vật từ chủ này sang vật chủ khác của một số loài mạt thuộc họ Dermanyssoidea.

Rehacek và cộng sự (1975) đã tiến hành gây nhiễm rickettsia cho giống mạt thuộc họ Dermanyssoidea và cho thấy những loài mạt này đã tham gia vào quá trình lưu hành của các vi khuẩn và nó đã lan truyền vi khuẩn sang các động vật có vú nhỏ nhưng không thể kết luận vai trò lan truyền của chúng, có thể vai trò của chúng như là vật chứa hoặc véc tơ sinh học hoặc véc tơ cơ học. Ngược lại, Sonenshine và cộng sự (1978) đã đưa ra giả thuyết rằng cả hai loài mạt Haemogamasus reidiAndrolaelaps fahrenholzi đã tham gia vào việc lan truyền R. prowazekii sau khi quan sát một số lượng lớn các con sóc bị nhiễm tự nhiên nhưng phân tích huyết thanh học từ những động vật trong thời gian ủ bệnh do tiêm dịch huyền phù chứa Coxiella burnetii (người ta nghiền 9 loài mạt thuộc họ Dermanyssoidea bao gồm Allodermanyssus sanguineusHirstionyssus criceti mang Coxiella burnetii) kết quả không phát hiện được Coxiella burnetii, kể cả huyết thanh của các loài chim và động vật gặm nhấm, thu thập từ những nơi xảy ra dịch sốt Q (Zemskaya & Pchelkina, 1968).

Kocianova và cộng sự (1989, 1993) gây nhiễm rickettsia cho các loài mạt Haemogamasus nidi, H. hirsutus, Eulaelaps stabularis, Androlaelaps fahrenholzi và A. casalis sau đó đã tìm thấy vi khuẩn này trong phân của mạt

Cuối cùng, Zemskaya & Pchelkina (1967) đã chứng minh bằng thực nghiệm rằng Dermanyssus gallinae, Ornithonyssus bacotiAllodermanyssus sanguineus đều có khả năng mang rickettsia khi chúng đốt máu động vật bị nhiễm và vi khuẩn có thể tồn tại ít nhất 6 tháng ở mạt sống, và lên dến một năm ở mạt chết. Trong điều kiện thí nghiệm D. Gallinae đã lan truyền C. burnetii từ một con lợn guinea sang chim và ngược lại qua việc đốt máu của mạt. Loài O. bacoti cũng có thể lan truyền tác nhân gây bệnh giữa lợn guine và chim, giữa các con chim với nhau, và từ chim sang lợn guinea, lan truyền theo cơ chế Trans-ovarian cũng được ghi nhận. Tương tự như vậy, loài A. sanguineus có thể lan truyền rickettsia giữa các loài chim và động vật gặm nhấm (chuột và chuột lang).

Vì vậy, đối với vi khuẩn thuộc giống Rickettsia, chỉ có loài mạt Allodersanguineus manyssus thực sự được xem là véc tơ chính lan truyền R. akari. Đối với các loài rickettsia khác, một số được phân lập từ các loài mạt thuộc phụ họ Dermanyssoidea nhưng khả năng lan truyền của các loài mạt này cần được nghiên cứu. Cuối cùng, người ta đã được chứng minh rằng một số loài mạt thuộc họ Dermanyssoidea (O. bacoti, D. gallinaeA. sanguineus) không phải là véc tơ lan truyền C. burnetii trong điều kiện thí nghiệm và sự tồn tại lâu dài của các vi khuẩn trong mạt đã được quan sát. Lan truyền dọc của O. bacoti cũng đã được chứng minh (Zemskaya & Pchelkina, 1967).

Bảng 5. Các loài mạt có khả năng lan truyền rickettsia

Vi khuẩn

Mạt

Vật chủ

Đặc điểm

Tài liệu tham khảo

Rickettsia sp.

L. dearmasi, O. bacoti,

E. jamesoni, H. glasgowi

Động vật gặm nhấm

Không phân lập được vi khuẩn

Lan truyền Trans-ovarian and Trans-stadial

Lan truyền từ vật chủ này sang vật chủ khác

Yunker và cộng sự., 1975

Rickettsia akari

A. sanguineus

Véc tơ tự nhiên

Phân lập được vi khuẩn

Huebner và cộng sự., 1946

Rickettsia sp. (Nhóm sốt phát ban)

Dermanyssoidea

Tổ chuột chũi

Lan truyền giữa các động vật có vú nhỏ

Không có kết luận rõ rang

Rehacek và cộng sự., 1975

Rickettsia

prowazeki

H. reidi,

A. fahrenholzi

Con sóc

Không bị nhiễm ở điều kiện thí nghiệm

Sonenshine và cộng sự., 1978

Coxiella burnetii

A. sanguineus

H. criceti

Chim, động vật gặm nhấm

Phân lập được vi khuẩn

Zemskaya và cộng sự., 1968

H. nidi, H. hirsutus E. stabularis, A. casali A. fahrenholzi

Chuột chũi

Phân được vi khuẩn từ phân của mạt

Kocianova và cộng sự., 1988, Kocianova, 1989

D. gallinae, O. bacoti A. sanguineus

Chim, động vật gặm nhấm

Vi khuẩn tồn tại: 6 đến 1 năm

Lan truyền từ vật chủ sang vật chủ trong điều kiện thí nghiệm

Zemskaya và cộng sự., 1967

(A. casalis = Androlaelaps casalis, A. fahrenholzi = Androlaelaps fahrenholzi, A. sanguineus = Allodermanyssus sanguineus, E. jamesoni = Eubrachylaelaps jamesoni, E. stabularis = Eulaelaps stabularis, H. criceti = Haemogamasus criceti, H. glasgowi = Haemolaelaps glasgowi, H. hirsutus = Haemogamasus hirsutus, H. nidi = Haemoga- masus nidi, H. reidi = Haemogamasus reidi, L. dearmasi = Laelaps dearmasi, O. bacoti = Ornithonyssus bacoti).

5. Nhận xét

Một số loài mạt rõ ràng là véc tơ lan truyền tác nhân gây bệnh, nhưng rất nhiều nghiên cứu cần phải thực hiện nếu chúng ta muốn hiểu được vai trò truyền bệnh của những loài mạt này. Từ quan điểm sinh học, chúng ta cần phải xác định chính xác các loài có liên quan đến các tác nhân gây bệnh.

Để làm điều này, cần phải xây dựng mô hình dựa trên một trong hai loài mạt Dermanyssus gallinae hoặc Ornithonyssus bacoti và lặp lại các nghiên cứu trước đây sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại để phát hiện các tác nhân gây bệnh (Cortinas và cộng sự., 2002) và nghiên cứu chu kỳ của các loài mạt này trong điều kiện in vitro (Bruneau và cộng sự., 2001).

Vai trò của các véc tơ này trong dịch tễ học của các bệnh lan truyền từ động vật sang người trong mối quan hệ với véc tơ chính (đặc biệt là các loài ve) và với sự tồn tại liên tục và phổ biến của các tác nhân gây bệnh cần phải được xác định.

CN. Trần Nguyên Hùng, ThS. Đoàn Bình Minh

Tài liệu tham khảo

  1. Algazin i.p. & bogdanov i.i. The role of lemmings in natural foci of tularaemia in the trans-polar region. Zurnal mikro- biologii, èpidemiologii i immunobiologii, 1978, 2, 93-97.
  2. Arzey g. Mechanism of spread of newcastle disease. Tech- nical bulletin – new south wales, agriculture and fishe- ries, 1990, 42, 12.
  3. Azad a.f. Relationship to vector biology and epidemiology of louse and flea-borne rickettsioses. In: biology of ric- kettsial diseases, walker d.h. (ed), crc press, boca raton, florida, 1988, 52-62.
  4. Basu s. Initiating malaria control programs in the third world: directives for short and long-term solutions. Journal of health & social policy, 2002, 15, 59-75.
  5. Belman a.l. Tick borne diseases. Seminars in pediatric neu- rology, 1999, 6, 249-266.
  6. Bos r. & mills a. Financial and economic aspects of envi- ronmental management for vector control. Parasitology today, 1987, 3, 160-163.
  7. Bruneau a., dernburg a., chauve c. & zenner l. First in vitro cycle of the chicken mite, dermanyssus gallinae, utilizing an artificial feeding device. Parasitology, 2001, 123, 583-589.
  8. Carnevale p. Vector control, perspectives and realities. Méde- cine tropicale, 1995, 55, 56-65.
  9. Chamberlain r.w. & sikes r.k. Laboratory investigations of the role of bird mites in the transmission of eastern and western equine encephalitis. The american journal of tro- pical medicine and hygiene, 1955, 4, 106-118.
  10. Chamberlain r.w., sikes r.k. & sudia w.d. Attempted labo- ratory infection of bird mites with the virus of saint-louis encephalitis. The american journal of tropical medicine and hygiene, 1957, 6, 1047-1053.
  11. Chastel c., le lay g., legrand-quillien m.c. & le goff f. Uneven distribution of arboviruses transmitted by ticks in sea bird colonies north and south of france. Comptes rendus de l’académie des sciences iii, 1988, 307, 479-484.
  12. Chernykh p.a., chipanina v.m. & feoktistov a.k. Gamasid mites of rodents in foci of tick-borne encephalitis of the priamure. Parazitologiia, 1974, 8, 426-431.
  13. Chirico j., eriksson h., fossum o. & jansson d. The poultry red mite, dermanyssus gallinae, a potential vector of ery- sipelothrix rhusiopathiae causing erysipelas in hens. Medical and veterinary entomology, 2003, 17, 232-234.
  14. Ciolca a.l. Tanase i. & may i. Role of the poultry red mite, dermanyssus gallinae, in the transmission of spirochae- tosis. Archivum veterinarium polonicum, 1968, 5, 207-215.
  15. Clark g.m., lutz a.e. & fadness l. Observations on the abi- lity of heamogamasus liponyssoides ewing and ornitho- nyssus bacoti hirst (acarina, gamasina) to retain eastern equine encephalitis virus: preliminary report. The ame- rican journal of tropical medicine and hygiene, 1966, 15, 107-112.
  16. Cockburn t.a., sooter c.a. & langmuir a.d. Ecology of wes- tern equine and saint-louis encephalitis viruses. A sum- mary of field investigations in weld county, colorado 1949-53. American journal of hygiene, 1957, 65, 130-146.
  17. Cortez-jimenez m. Experimental transmission of trypano- soma cruzi by ornithonyssus bacoti. Veterinaria mexico, 1994, 25, 61-63.
  18. Cortinas m.r., guerra m.a., jones c.j. & kitron u. Detec- tion, characterization, and prediction of tick-borne disease foci. International journal of medical microbiology, 2002, 291, 11-20.
  19. Coulter j.b.s. Global importance of parasitic disease. Cur- rent paediatrics, 2002, 12, 523-533.
  20. Diagne m., petit g., seureau c & bain c. Development of the filaria litomosoides galizai in the acarian vector. Annales de parasitologie humaine et comparée, 1989, 64, 478-488.
  21. Dong b. Experimental studies on the transmission of hae- morrhagic fever with renal syndrome virus by gamasidea mites and fleas. Chinese medical journal, 1991, 71, 502-504.
  22. Durden l.a. & turell m.j. Inneficient mechanical transmis- sion of langat (tick-borne encephalitis virus complex) virus by blood-feeding mites (acari) to laboratory mice. Journal of medical entomology, 1993, 30, 639-641.
  23. Durden l.a., linthicum k.j. & monath p. Laboratory trans- mission of eastern equine encephalomyelitis virus to chic- kens by chicken mites (acari: dermanyssidae). Journal of medical entomology, 1993, 30, 281-285.
  24. Durden l.a., linthicum k.j. & turell m.j. Mechanical trans- mission of venezuelan equine encephalomyelitis by hema- tophagous mites (acari). Journal of medical entomology, 1992, 9, 118-121.
  25. Eldridge b.f. The epidemiology of arthrobornes diseases. In: medical entomology, eldbridge b.f. & edmans j.d. (eds), kluwer academia publisher, netherlands, 2000, 165-185.
  26. Frank c. The importance of laelaps agilis c.l. Kock 1836 (mesostigmata; parasitiformae) as a vector of hepatozoon sylvatici coles 1914 (sporozoa; haemogregarinidae). Zeit- schrift für parasitenkunde, 1977, 53, 307-310.
  27. Gil’manova g.kh., boiko v.a. & lapshina g.n. Participation of gamasoid mites in the circulation of tick-borne ence- phalitis virus in natural foci of the tatar assr. Medskaya parazitology, 1964, 33, 157-161.
  28. Grebenyuk r.v., chirov p.a. & kadysheva a.m. The role of wild animals and blood-sucking arthropods in the epi- zootiology of infection with listeria. Rol’ dikikh zhivot- nykh i krovososushchikh chlenistonogikh v epizooto- logii listerioza, 1972.
  29. Gubler d.j. The global emergence/resurgence of arboviral diseases as public headline problems. Archives of medical research, 2002 a, 33, 330-342.
  30. Gubler d.j. Epidemic dengue / dengue hemorrhagic fever as a public headline, social and economic problem in the 21st century. Trends microbiology, 2002 b, 10, 100-103.
  31. Guiguen c. & degeilh b. Les tiques d’intérêt médical : rôle vecteur et diagnose de laboratoire. Revue française des laboratoires, 2001, 338, 49-57.
  32. Huebner r.j., jellison w.l. & pomerantz c. Rickettsialpox, newly recognized rickettsial disease. Iv. Isolation of a ric- kettsia apparently identical with the causative agent of ric- kettsialpox from allodermanyssus sanguineus, a rodent mite. Public health reports, 1946, 61, 1677-1682.
  33. Iakimenko v.v., bogdanov i.i., tagil’tsev a.a., drokin d.a. & kalmin o.b. The characteristics of the relationships of arthropods of the refuge complex with the causative agents of transmissible viral infections in bird rookeries. Parazitologiia, 1991, 25, 156-162.
  34. Iakimenko v.v., dekonenko a.e., mal’kova m.g., kuz’min i.v., tantsev a.k., dzagurova t.k. & tkachenko e.a. The spread of hantiviruses in western siberia. Medicinskaâ parazitologiâ i parazitarnye bolezni, 2000, 3, 21-28.
  35. Kocianova e. Nest ectoparasites (gamasid mites) as vectors for rickettsia under experimental conditions. Trudy insti- tuta imeni pastera, 1989, 66, 89-94.
  36. Kocianova e. & kozuck o. A contribution to the parasite fauna in winter nests of the common mole (talpa euro- paea l.) And incidence of its indection with tick-borne encephaliti virus (tbe) and rickettsia coxiella burnetii. Folia parasitologica, 1988, 35, 175-180.
  37. Kocianova e., kozuch o., bakoss p., rehacek j. & kovacova e. The prevalence of small terrestrial mammals infected with tick-borne encephalitis virus and leptospirae in the foo- thills of the southern bavarian forest, germany. Applied parasitology, 1993, 34, 283-290.
  38. Korenberg e.i., pchelkina a.a. & kovalevsky j.v. Contact of birds with tick-borne encephalitis virus in the eastern part of the russian plain. Journal of hygiene, epidemiology, microbiology and immunology, 1993, 28, 65-72.
  39. Kornilova g.v., raikhlin m.i., iastrebov v.k., shaiman m.s.
  40. & egorova l.s. New findings concerning the spread of natural foci of infection in the transpolar region of eas- tern siberia. Zurnal mikrobiologii, èpidemiologii i immu- nobiologii, 1975, 11, 96-100.
  41. Lopatina iu.v., vasil’eva i.s., gutova v.p., ershova a.s., burakova o.v., naumov r.l. & petrova a.d. An experi- mental study of the capacity of the rat mite ornithonyssus bacoti (hirst, 1913) to ingest, maintain and transmit bor- relia. Medicinskaâ parazitologiâ i parazitarnye bolezni, 1999, 2, 26-30.
  42. Lysy j., nosek j., vyrostekova v & kovacik j. Isolation of francisella tularensis from mites haemogamasus nidi and laelaps hilaris in western slovakia. Zentralblatt für bak- teriologie, parasitenkunde, infektionskrankheiten und hygiene, 1979, 244, 324-326.
  43. Meng yang chun, zhuge hong xyng, lan ming yang & zhou hong fu. Experimental study on transmission of hae- morrhagic fever with renal syndrome virus by mites, orni- thonyssus bacoti. In: modern acarology, vol. Ii. Proceeding of the viii international congress of acarology, ceske budejovice, czechoslovakia, 6-11 august, 1990, 35-39.
  44. Mohamed h.a., molyneux d.h. & wallbanks k.r. A cocci- dian in haemogamasid mites; possible vectors of elleipsi- soma thomsoni franca, 1912. Annales de parasitologie humaine et comparée, 1987, 62, 107-116.
  45. Naumov r.l. & gutova v.p. Experimental study of the par- ticipation of gamasid mites and fleas in circulating the tick- borne encephalitis virus (a review). Parazitologiia, 1984, 5, 7-14.
  46. Petrov d. Study of dermanyssus gallinae as a carrier of pas- teurella multocida. Veterinarno – mededitsinski nauki, 1975, 12, 32-36.
  47. Petrov v.g. On the role of the mite ornithonyssus bacoti hirst in the preservation of the causal agent of tularaemia and transmission to white mice. Parazitologiia, 1971, 5, 7-14.
  48. Poyarkov d.v. & avchinnikov v.v. The epizootiological importance of gamasid mites found on rodents inhabiting large towns. Doklady akademii nauk ussr, 1966, 166, 1005-1008.
  49. Radovsky f.j. Evolution of mammalian mesostigmate mites. In: coevolution of parasitic arthropods and mammals, kim k.c. (ed), wiley, new york, usa, 1985, 441-504.
  50. Radovsky f.j. The evolution of parasitism and the distribu- tion of some dermanyssoid mites (mesostigmata) on ver- tebrate hosts. In: mites. Ecological and evolutionary ana- lyse of life-history patterns, houck m.a. (ed), chapman
  51. & hall, new york, 1994, 187-217.
  52. Redington b.c. & jachowski l.a. Syngamy and sporogony of hepatozoon griseisciuri clark, 1958 (sporozoa; hae- mogregarinidae), in its natural vector, haemogamasus reidi ewing, 1952 (acari; mesostigmata). The journal of parasitology, 1971, 57, 953-960.
  53. Reeves w.c., hammon w. Mcd., doetschman w.h., mcclure h.e., & sather g. Studies on mites as vectors of western equine and st-louis encephalitis viruses in california. The american journal of tropical medicine and hygiene, 1955, 4, 90-105.
  54. Rehacek j., zupancicova m., kovacova e., urvolgyi j. & bre- zina r. Study of rickettsioses in slovakia. Ii. Infestation of fleas and mites in mole nests in some localities in cen- tral slovakia with c. Burnetii and rickettsiae belonging to the spotted fever (sf) group. Journal of hygiene, epi- demiology, microbiology and immunology, 1975, 19, 166-167.
  55. Renz a. & wenk p. Intracellular development of the cotton- rat filaria litomosoides carinii in the vecteur mite orni- thonyssus bacoti. Transactions of the royal society of tro- pical medicine and hygiene, 1981, 75, 166-167.
  56. Reshetnikov p.t. The mite dermanyssus gallianae, a vector of fowl spirochaetosis. Veterinariia, 1967, 44, 48.
  57. Romasheva l.f. & uzdenov u.b. Distribution of bacteria of the group bacillus thuringiensis in arthropods and wild birds. Entomologicheskie issledovaniya v kirgizii, 1979, 13, 86-90.
  58. Shaiman m.s. & tarasevich l.n. Isolation of tick-borne ence- phalitis virus from gamasid mites in the far north (taissyr peninsula) in bioassays in nature guinea pigs. Trudy ins- tituta poliomielita i virusnykh entsefalitov, amn sssr, 1976, 22, 87-90.
  59. Shirinov f.b., ibragimova a.i. & misirov z.g. The dissemi- nation of the fowl-pox by the mite dermanyssus gallinae. Veterinarya, 1972, 4, 48-49.
  60. Sonenshine d.e., bozeman f.m., williams m.s., masiello s.a., chadwick d.p., stocks n.i., lauer d.m. & elisberg b.l. Epi- zootiology of epidemic typhus (rickettsia prowazekii) in flying squirrels. The american journal of tropical medi- cine and hygiene, 1978, 27, 339-349.
  61. Sotnikova a.n., sheremet’eva o.f. & soldatov g.m. The dis- covery of a pseudotuberculosis epizootic among house- martins in north-western mongolia. Primorskaya protivo- chumnaya stantsiya, ussr, 1977, 102-103.
  62. Stajkovic n., obradovic m., lako b., drndarevic d., dmitro- vic r., djerkovic v. & djordjevic d. The first isolation of borrelia burgdorferi in apodemus flavicollis in yugoslavia. Glas srpska akademija nauka i umetnosti odeljenje medi- cinskih nauka, 1993, 43, 99-105.
  63. Sturman i.i. The role of chicken mites in pasteurellosis infec- tion. Veterinariia, 1965, 42, 85-87.
  64. Sulkin s.e., wisseman c.l., izumi e.m. & zarafonetis c. Mites as possible vectors or reservoirs of equine encephalo- myelitis in texas. The american journal of tropical medi- cine and hygiene, 1955, 4, 119-135.
  65. Timofeeva g.y. Experimental study of the transmission and harbouring of the tularaemia agent by the mite hirstonysus musculi johnst. Medskaya parazitology, 1964, 33, 184-187.
  66. Wegner z. Laboratory study on some parasitic hematopha- gous arthropods as possible subsidiary links of the bio- cenosis of tick-borne encephalitis. Bulletin of the institute of maritime and tropical medicine in gdynia, 1976, 27, 75-85.
  67. Wilson j.e. & macdonald j.w. Salmonella infection in wild birds. British veterinary journal, 1967, 123, 212-219.
  68. Wu j., meng y., li y., zhou h., zhuge h., lai p. & wang j. Detection of hfrsv in eulaelaps shanghaiensis and orni- thonyssus bacoti by using in situ hybridization. Chinese journal of parasitology and parasitic diseases, 1998, 16, 441- 444.
  69. Yunker c.e., brennan j.m., hughes l.e., philip c.b., clifford c.m., peralta p.h. & vogel j. Isolation of viral and ric- kettsial agents from panamanian acarina. Journal of medi- cal entomology, 1975, 12, 250-255.
  70. Zeman p., stika v., skalka b., bartik dusbabek f. & lavic-Kova m. Potential role of dermanyssus gallinae (de geer, 1778) in the circulation of the agent of pullurosis-typhus in hens. Folia parasitologica, 1982, 29, 371-374.
  71. Zemskaya a.a & pchelkina a.a. The relation of gamasid mites to the virus of tick-borne encephalitis. Medskaya parazitology, 1962, 31, 439-442
  72. Zemskaya a.a. & pchelnika a.a. Gamasoid mites and q fever. In: problemy parazitologii, markevich (ed.), kiev, 1967, 258-259.
  73. Zemskaya a.a. & pchelnika a.a. On the infection of various species of gamasidae mites with rickettsia burnetii in natural foci of q fever. Zhurnal mikrobiologii epidemio- logii i immunobiologii, 1968, 45, 130-132.
  74. Zemskaya a.a. & pchelnika a.a. The question of the role of gamasid mites in foci of tick-borne encephalitis. Medi- cinskaâ parazitologiâ i parazitarnye bolezni, 1974a, 43, 405-407.
  75. Zemskaya a.a. & pchelnika a.a. On the transovarial and trans- phasic transmission of the virus of tick-borne encephalitis by gamasid mites. Zhurnal mikrobiologii epidemiologii i immunobiologii, 1974b, 8, 130-131.
  76. Zhang y., zhu j., & deng x. Experimental study on the roles of gamasid mite and chigger mite in the transmission of hemorrhagic fever with renal syndrome virus. Chinese journal of epidemiology, 2001, 22, 352-354.
  77. Zhang y., zhu j., deng x., wu g., zhang j. & zhou y. Dis- tribution of hemorrhagic fever with renal syndrome virus in gamasid mites and chigger mites. Chinese journal of pre- ventive medecine, 2002, 36, 232-234.
  78. Zhuge h., meng y., wu zhu z., liang w. & yao p. Studies on the experimental transmission of rattus-borne hanta- virus by ornithonyssus bacoti. Chinese journal of parasi- tology and parasitic diseases, 1998, 16, 445-448.
  79. Zuevskii a.p. Role of gamasids in the epizootiology of tula- raemia. Parazitologiia, 1976, 10, 531-535.
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,