Bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm do Ký sinh trùng Sarcoptes scabiei gây bệnh ở da, bệnh thường xuất hiện ở những khu nhà ở chật hẹp, dân cư đông đúc, vệ sinh kém. Bệnh tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như: nhiễm trùng, viêm cầu thận cấp, chàm hóa…,làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, tinh thần của người bệnh.
Sarcoptes scabiei dưới KHV phát hiện tại Viện Sốt rét-KST-CT TP.HCM
1. NGUYÊN NHÂN
Ký sinh trùng ghẻ tên khoa học là Sarcoptes scabiei hominis, hình bầu dục, có 08 chân, lưng có gai xiên về phía sau, đầu có vòi hút thức ăn đồng thời đào hầm để ký sinh.
Cái ghẻ di chuyển qua các lớp trên cùng của da bằng cách tiết enzyme proteases để làm suy giảm tầng lớp sừng. Chúng ăn các mô bị phân hủy nhưng không ăn máu, sống trong đường hầm ngoằn ngoèo. Ban đêm, khi da ấm lên, con cái ghẻ được hoạt hóa, tích cực đào đường hầm, mỗi ngày đào được khoảng 2-3mm.
2. CHẨN ĐOÁN
2.1 Chẩn đoán xác định: dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
Lâm sàng: Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2-3 ngày đến 2-6 tuần
- Ngứa nhiều, nhất là về đêm.
- Mụn nước trên nền da lành, rải rác, riêng lẻ, thường ở vùng da mỏng như ở kẽ ngón tay, mặt trước cổ tay, cẳng tay, vú, quanh thắt lưng, rốn, kẽ mông, mặt trong đùi và bộ phận sinh dục. Ở trẻ sơ sinh mụn nước hay gặp ở lòng bàn tay, chân. .
- Đường hầm ghẻ còn gọi là “luống ghẻ” dài 3-5mm, dạng sợi chỉ mảnh .
- Săng ghẻ thường xuất hiện ở vùng sinh dục, dễ nhầm với săng giang mai. .
- Sẩn cục hay sẩn huyết thanh: hay gặp ở nách, bẹn, bìu. .
Cận lâm sàng:
- Cạo vẩy da soi tại tổn thương tìm ký sinh trùng Sarcoptes scabiei.
- Soi da trên Dermoscopy: hình ảnh như vệt khói máy bay
- PCR phát hiện DNA của KST ghẻ
2.2. Chẩn đoán phân biệt
- Tổ đỉa
- Săng giang mai
- Ngứa, phát ban khu trú hoặc lan toả: phát ban do thuốc, các bệnh viêm da khác
- Bệnh viêm da mủ: chốc, chốc loét, bệnh nhọt khi có bội nhiễm
- Ghẻ vảy: phân biệt với vảy nến, viêm da dạng chàm, bệnh đỏ da có vảy
Hình ảnh lâm sàng của người bệnh
3. ĐIỀU TRỊ
3.1. Nguyên tắc chung
- Điều trị cho tất cả những người trong gia đình, tập thể, nhà trẻ...nếu phát hiện bị ghẻ.
- Nên tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục với các người bệnh trên 18 tuổi.
- Quần áo, chăn màn đệm, vỏ gối, đồ dùng… giặt sạch phơi khô, là (ủi) kĩ.
3.2. Điều trị cụ thể
- Ghẻ tại chỗ: Thuốc dạng kem bôi vùng da tổn thương
- Ghẻ toàn thân:
4. BIẾN CHỨNG
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời gây biến chứng:
- Chàm hoá: người bệnh ngứa, gãi, chàm hoá xuất hiện các mụn nước tập trung thành đám.
- Bội nhiễm: các mụn nước xen kẽ các mụn mủ, có thể phù nề, loét.
- Lichen hoá: ngứa nên người bệnh gãi nhiều gây dầy da, thâm da.
- Viêm cầu thận cấp: ở trẻ bị ghẻ bội nhiễm điều trị không khỏi gây bệnh tái phát nhiều lần.
5. PHÒNG BỆNH
- Vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ.
- Điều trị bệnh sớm, tránh tiếp xúc và dùng chung các đồ dùng của người bị bệnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. “Các loài chân đốt y học ở khu vực Nam Bộ Lâm Đồng” (2018), trang 192 – 200.
2. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu (Ban hành kèm theo Quyết định số ngày tháng năm 2023)
CK1-XN. Phạm Thị Thu Giang
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)