Bệnh Toxoplasma do một loại ký sinh trùng tên là Toxoplasma gondii gây nên, loài này ký sinh trong máu, mô của người và động vật, phổ biến nhất là ở mèo (ký chủ vĩnh viễn). Thông thường bệnh có triệu chứng kín đáo và ít nguy hiểm, tuy nhiên có thể tiến triển nặng hơn trên người suy giảm miễn dịch như giảm thị lực, liệt, động kinh, viêm phổi, viêm cơ tim… Đặc biệt, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến thai phụ như sảy thai, thai chết lưu, hoặc trường hợp hiếm là lây từ mẹ sang con và gây dị tật bẩm sinh hoặc 1 số vấn đề khác sau khi em bé được sinh ra. Ngoài ra, đã có nghiên cứu nghi ngờ bệnh làm gia tăng nguy cơ tâm thần phân liệt.
1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
1.1 Mầm bệnh:
Bệnh do ký sinh trùng Toxoplasma gondii hay còn gọi là trùng cong gây ra. Đây là một loại ký sinh trùng thuộc ngành đơn bào (Apicomplexa) được Nicolle và Manceaux phát hiện và mô tả lần đầu vào năm 1908, chúng ký sinh ở trong máu và gan, lách một loài gặm nhấm ở Bắc Phi có tên là Ctenodactylus gondii, vì thế chúng được đặt tên là Toxoplasma (dạng hình cung) gondii (tên loài gặm nhấm) vào năm 1909. Toxoplasma gondii được phát hiện lần đầu tiên ở người bởi Castellani A. (1914)
Toxoplasma gondii tồn tại ở 3 giai đoạn có thể gây nhiễm trùng: thể hoạt động (tachyzoit), thể đoản trùng (bradyzoit) và thoa trùng (sporozoit) có trong nang trứng (oocyst)
Hình 1. Thể hoạt động (tachyzoit) của T. gondii. Một tachyzoite đang phân chia (tam giác) và các tachyzoit đơn (mũi tên).
Phết tế bào phổi mèo, nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa.[3]
Hình 2. Nang giả của T. gondii trong não chuột, có nang chỉ chứa 2-3 bradyzoit, có nang chứa hàng trăm bradyzoit [3]
Hình 3. Nang trứng (oocyst) của T. gondii . (A) Oocyst chưa bào tử hóa. (B) Oocyst đã bào tử hóa với hai sporocyst. Có thể nhìn thấy bốn sporozoit (mũi tên) trong một sporocyst. (C) Ảnh chụp bằng kính hiển vi điện tử truyền qua của một oocyst đã bào tử hóa. [3]
Hình 4. Các giai đoạn của Toxoplasma gondii có thể gây nhiễm bệnh (Nguồn: PubMed Central)[3]
1.2 Chu kỳ phát triển:
Toxoplasma gondii bắt buộc phải ký sinh nội tế bào. Chúng có chu kỳ phát triển hữu tính và vô tính ở ký chủ vĩnh viễn là loài mèo; ở các ký chủ trung gian là động vật máu nóng, chúng chỉ có chu kỳ phát triển vô tính.
1.3 Các đường lây nhiễm bệnh:
Ăn phải các nang trứng hoặc nang mô
Lây truyền từ mẹ sang con
Truyền máu hoặc ghép tạng
2. TRIỆU CHỨNG
Bệnh không có triệu chứng điển hình, thường là các triệu chứng nhẹ và tự khỏi ở những người có hệ miễn dịch bình thường. Tuy nhiên, ở người suy giảm miễn dịch thì các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn nhiều, thường biểu hiện theo vùng Toxoplasma gondii ký sinh gây tổn thương. Diễn biến bệnh cũng theo hình thái biến đổi của ký sinh trùng mà chia ra các giai đoạn: cấp tính, mạn tính và tiềm tàng. Qua đó, có thể phân loại triệu chứng bệnh như sau:
2.1 Bệnh Toxoplasma cấp tính
Nhiễm trùng cấp tính thường không có triệu chứng rõ ràng, một số bệnh nhân có các triệu chứng sau:
Các triệu chứng này có thể tồn tại trong nhiều tuần nhưng hầu như luôn tự khỏi. Ở người bị suy giảm miễn dịch, các triệu chứng có thể nặng nề hơn như viêm não, viêm cơ tim, viêm phổi khu trú…
2.2 Bệnh Toxoxoplasma ở hệ thần kinh trung ương (CNS)
Hầu hết bệnh nhân AIDS hoặc các bệnh nhân suy giảm miễn dịch khác đều có biểu hiện bệnh Toxoplasma là viêm não. Nguy cơ cao nhất ở những người có số lượng CD4 < 50/mcL, hiếm gặp khi số lượng CD4> 200/mcL.
Triệu chứng điển hình của bệnh nhân là:
2.3 Bệnh Toxoplasma ở thai phụ và bệnh toxoplasma bẩm sinh
Thai phụ nhiễm bệnh Toxoplasma có triệu chứng tương tự như bệnh Toxoplasma cấp tính. Tuy nhiên, nếu nhiễm Toxoplasma gondii lần đầu tiên khi đang mang thai hoặc vài tháng trước khi thụ thai, thì một số rủi ro mà nhiễm trùng có thể gây ra là:
Bệnh Toxoplasma bẩm sinh là do người mẹ mắc bệnh Toxoplasma trong thai kỳ. Tỷ lệ thai nhi có thể sống sót và được sinh ra mắc bệnh Toxoplasma bẩm sinh phụ thuộc vào thời điểm người mẹ nhiễm bệnh: từ 15% trong 3 tháng đầu thai kỳ -> 30% trong 3 tháng giữa thai kỳ -> 60% trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Triệu chứng bệnh ở trẻ sơ sinh có thể nặng và tiên lượng xấu nếu trẻ bị nhiễm trùng sớm trong 3 tháng đầu thai kỳ, các triệu chứng bao gồm: vàng da, phát ban, gan lách to, và tứ chứng bất thường đặc trưng:
Hình 5. Em bé 18 ngày tuổi mắc bệnh Toxoplasma bẩm sinh vẫn còn vàng da và bụng trướng (gan lách to)[8]
Hình 6. Trẻ 4 tháng tuổi mắc bệnh Toxoplasma bẩm sinh bị não úng thủy rõ rệt kèm theo dấu hiệu mặt trời lặn[8]
Tỉ lệ sống sót của trẻ bị nhiễm bệnh ở 3 tháng cuối thai kỳ cao hơn (khoảng 60%) và các triệu chứng bệnh cũng nhẹ hơn, thậm chí là khỏe mạnh khi được sinh ra, nhưng trẻ vẫn có nguy cơ cao bị động kinh, suy giảm trí tuệ, viêm võng mạc, hoặc các triệu chứng khác xuất hiện sau vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau.
2.4 Bệnh Toxoplasma ở mắt
Bệnh Toxoplasma ở mắt là kết quả của bệnh Toxoplasma bẩm sinh bị tái hoạt, thường gặp ở trẻ vị thành niên và tuổi 20, hiếm gặp với người mới mắc phải.
Bệnh có biểu hiện là viêm màng mạch (màng bồ đào) dạng u hạt với các triệu chứng:
Hình 7. Hình ảnh này cho thấy một vết sẹo võng mạc (ở giữa - phía trên của vi trường) do nhiễm Toxoplasma gondii (Nguồn: Paul Whitten/SCIENCE PHOTO LIBRARY)
2.5 Bệnh Toxoplasma lan tỏa hoặc ngoài hệ thần kinh trung ương ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
Bệnh ngoài mắt và hệ thần kinh trung ương ít gặp hơn và xảy ra chủ yếu ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch nặng.
Chúng có thể xuất hiện với các triệu chứng:
Nếu bệnh nhân không được điều trị thường gây tử vong.
3. CHẨN ĐOÁN
Do các triệu chứng lâm sàng của bệnh không rõ ràng và đặc hiệu, nên việc chẩn đoán hiện nay hầu như dựa vào các kết quả chẩn đoán cận lâm sàng, trong đó cách phát hiện ký sinh trùng bằng kính hiển vi và xét nghiệm sinh học sử dụng động vật thí nghiệm được coi là tiêu chuẩn vàng. Ngày nay, các phương pháp xét nghiệm phân tử có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nên rất được chú ý, tuy nhiên, do giá thành cao và hạn chế về máy móc nên ít được sử dụng rộng rãi trong chẩn đoán.
Có nhiều phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng phát hiện bệnh Toxoplasma như:
4. ĐIỀU TRỊ
Đối với bệnh Toxoplasma cấp tính, người có miễn dịch bình thường sẽ không được chỉ định điều trị đặc hiệu nếu không có triệu chứng hoặc điều trị triệu chứng với triệu chứng nhẹ, chỉ các trường hợp sau mới được chỉ định điều trị đặc hiệu:
Điều trị bệnh Toxoplasma được chỉ định khi bệnh nhân có các triệu chứng tại nội tạng hoặc các triệu chứng nặng, kéo dài (mãn tính)
Các thuốc hiện nay chỉ có tác dụng trên thể phát triển nhanh (tachyzoit) và không có tác dụng trên các thể phát triển chậm (bradyzoit).
Điều trị trên bệnh nhân có miễn dịch bình thường nhưng có triệu chứng liên quan đến nội tạng hoặc các triệu chứng nặng, dai dẳng:
Điều trị bệnh nhân AIDS hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch khác
Điều trị trên bệnh nhân có thai
Điều trị trẻ sơ sinh bị bệnh Toxoplasma bẩm sinh:
Điều trị 12 tháng theo phác đồ được Bộ Y tế ban hành
5. PHÒNG BỆNH
BS.Nguyễn Thảo Phương
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)