Điểm tin y tế tuần 46

VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO

1. Hướng dẫn kỹ thuật phun mù nóng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và Zika.

Ngày 09/11/2017, Bộ Y tế ban hành Quyết định số 5083/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật phun mù nóng trong phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue và Zika.

Phun hóa chất dưới dạng mù nòng để diệt nhanh đàn muỗi ruyền bệnh sốt xuất huyết Dengue và Zika nhằm đáp ứng công tác phòng và chống dịch. Việc phun mù nóng diệt muỗi thích hợp với các khu không gian rộng, địa hình phức tạp.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN

1. Hơn 54.000 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng trên toàn quốc

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, từ đầu năm đến nay, số ca mắc tay chân miệng trong cả nước vượt hơn 54.000 trường hợp.

Tại ĐBSCL, bệnh tay chân miệng tại đang bước vào chu kỳ đỉnh dịch lần thứ hai trong năm. Riêng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, trung bình mỗi ngày tiếp nhận và điều trị cho khoảng 100 lượt bệnh nhân, chủ yếu là trẻ từ 2 - 9 tuổi. Bệnh tay chân miệng có nhiều triệu chứng giống như sốt phát ban, dị ứng… dễ gây nhầm lẫn cho việc chẩn đoán ban đầu. Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều như hiện nay, nhiều chủng virus có độc lực cao phát triển làm bệnh dễ biến chứng dẫn đến viêm não, viêm cơ tim, suy hô hấp... rất nguy hiểm cho trẻ.

Để phòng tránh bệnh tay chân miệng, cần lưu ý giữ vệ sinh cho trẻ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ

1. Đẩy lùi lão hóa trong tế bào người

Theo tạp chí BMC Cell Biology, cho biết có thể trẻ hóa những tế bào già nua của người bằng những chất tương tự như resveratrol, một chất có trong rượu vang đỏ và sôcôla đen.

Nghiên cứu được tiến hành tại Đại học Exeter và Brighton, Vương quốc Anh.

Giáo sư Lorna Harries và Tiến sĩ Eva Latorre. Trong nghiên cứu mới này đã thêm những "resveralogue" – những chất tương tự resveratrol vào tế bào người và thấy rằng chúng tái hoạt hóa những yếu tố cắt nối, nhờ đó các tế bào già không chỉ biểu hiện trẻ hơn, mà chúng còn phân chia trở lại như những tế bào trẻ.

TS Latorre nói: "Khi tôi nhìn thấy một số tế bào trên đĩa nuôi cấy trẻ hóa, tôi đã không thể tin được. Những tế bào già này trông giống như tế bào trẻ. Thật là một điều kỳ diệu. Tôi đã làm lại thí nghiệm này nhiều lần và trong mỗi trường hợp, các tế bào đều trẻ hóa. Tôi rất phấn khởi vì ý nghĩa và tiềm năng của nghiên cứu này.

Resveratrol là chất có trong lạc (đậu phộng), nho, rượu vang đỏ, sôcôla đen, và một số quả mọng.

2. Con người đang "uống" kháng sinh hằng ngày qua... thịt gà, bò, lợn

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 8/11/2017, đã cảnh báo người chăn nuôi phải dừng ngay việc sử dụng kháng sinh trên vật nuôi bởi đây chính là một trong những "thủ phạm" làm gia tăng tình trạng kháng thuốc, cùng với đó là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở người. WHO đã đưa ra báo cáo về tình trạng khoảng 80% kháng sinh đã được sử dụng tại các trang trại chăn nuôi. Thậm chí ở những quốc gia cấm sử dụng chất tăng trưởng, kháng sinh được sử dụng nhiều trên động vật hơn là ở người.

Các hướng dẫn mới nhất từ tổ chức y tế toàn cầu này đề nghị nông dân ngừng sử dụng thuốc kháng sinh cho mục đích tăng trưởng nhanh và ngăn ngừa bệnh ở động vật nuôi, một thực tế đang phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có châu Á và Mỹ. Ngay cả châu Âu, nơi luật cấm đã ban hành, người ta nghi ngờ rằng vẫn có vi phạm.Lạm dụng thuốc kháng khuẩn trong ngành chăn nuôi là một trong những "thủ phạm" hàng đầu gây ra tình trạng siêu kháng thuốc - kháng lại tất cả các kháng sinh mạnh nhất, khiến chúng trở nên vô tác dụng.

Kazuaki Miyagishima, Phụ trách về An toàn thực phẩm, WHO, cho biết: mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh trong các trang trại chăn nuôi với nguy cơ sức khỏe ở người rất rõ ràng: “Các bằng chứng khoa học cho thấy lạm dụng kháng sinh trên vật nuôi góp phần vào tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động hiện nay. Lượng kháng sinh dùng cho vật nuôi đang gia tăng trên toàn thế giới, tương ứng với nhu cầu thực phẩm có nguồn gốc động vật đang tăng lên”.

3. Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Marburg xuất hiện trở lại

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đã thông báo tình hình bệnh do vi rút Marburg ở Uganda và Kenya. Theo cơ quan này, 3 trường hợp đầu tiên được Bộ Y tế Uganda báo cáo vào ngày 3/11/2017 vừa qua đã tử vong. Một trong 3 bệnh nhân đã đến Kenya trước khi chết, nên quốc gia này cũng nằm trong "vùng nguy hiểm".

Vi rút Marburg và Ebola đều là thành viên của họ Filoviridae, một trong các họ vi rút gây ra bệnh sốt xuất huyết. Theo WHO, các báo cáo trên thế giới ghi nhận nạn nhân của Marburg tử vong 23%-90%, trong khi một số nguồn khác đưa ra tỉ lệ tử vong trung bình là 88%. Ban đầu, vi rút này tấn công con người thông qua vật chủ trung gian là các đàn dơi ăn quả hoặc khỉ. Tuy nhiên, khác với sốt xuất huyết do Dengue gây nên, căn bệnh này có thể truyền trực tiếp từ người sang người thông qua máu và dịch, cũng như dễ gây tử vong hơn hàng trăm lần. Giống như các loại sốt xuất huyết khác, sốt xuất huyết do vi rút Marburg gây nên chưa có vắc-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Vi rút này được ghi nhận lần đầu trong vụ dịch xảy ra vào năm 1967 ở Đức và Nam Tư cũ, liên quan đến những con khỉ nhập khẩu từ Uganda. Vụ dịch mới đây nhất xảy ra ở Cộng hòa dân chủ Congo vào năm 1998- 2000 với tỉ lệ tử vong là 80%.

Hiện WHO đang phối hợp với các quốc gia phát hiện bệnh nhân tiến hành những biện pháp cách ly, phòng dịch, bởi đây là một trong các căn bệnh dễ gây truyền nhiễm và dễ bùng thành dịch nhất.

Ban Biên tập website Viện