VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO
1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Y tế
Ngày 20/6/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 75/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức mới của Bộ Y tế, thay thế Nghị định 63/2012/NĐ-CP.
Theo đó, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Y tế nay chỉ còn 23 tổ chức, đơn vị sự nghiệp trực thuộc thay vì 24 tổ chức, đơn vị như trước đây.
Sự thay đổi trong cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế được thể hiện như sau:
+ Cục Phòng, chống HIV/AIDS có 03 phòng và Văn phòng Cục;
+ Cục An toàn thực phẩm có 05 phòng và Văn phòng Cục;
+ Cục Quản lý Khám, chữa bệnh có 05 phòng và Văn phòng Cục;
Bộ trưởng Bộ Y tế trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Dân số; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp khác trực thuộc Bộ Y tế.
Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ Tổng cục Dân số.
Về vị trí và chức năng, Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế, bao gồm các lĩnh vực: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; y, dược cổ truyền; sức khỏe sinh sản; trang thiết bị y tế; dược, mỹ phẩm; an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; dân số; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Về nhiệm vụ và quyền hạn, Bộ Y tế thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được quy định chung cho các Bộ như: về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, về pháp luật, về hợp tác quốc tế, về cải cách hành chính, quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp, hợp tác xã và các loại hình kinh tế tập thể, tư nhân khác, về hội, tổ chức phi Chính phủ, về tổ chức bộ máy, biên chế công chức và số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, về công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức, kiểm tra, thanh tra và quản lý tài chính tài sản.
Ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi chung được quy định cho tất cả các Bộ, Chính phủ cũng đồng thời quy định các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cho Bộ Y tế trong phạm vi riêng biệt chỉ thuộc quyền quản lý của Bộ. Theo đó, các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được thể hiện ở các mặt như: trình dự án luật, dự thảo nghị quyết, các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công, ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, về y tế dự phòng, về công tác khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, về y, dược cổ truyền, về trang thiết bị và công trình y tế,...
2. Giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Bộ Y tế ban hành Công văn 3639/BYT-KCB giải quyết vướng mắc trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (KCB BHYT) theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
Theo đó, khi các trường đại học y mời các bác sĩ của bệnh viện công lập về giảng dạy và có tham gia KCB tại bệnh viện thuộc trường thì:
- Bệnh viện thuộc trường phải thực hiện thủ tục đăng ký hành nghề cho các giảng viên này theo Nghị định 109/2016/NĐ-CP.
- Việc đăng ký hành nghề đối với các giảng viên tham gia KCB nói trên phải được hoàn thành trước ngày 30/7/2017.
Ngoài ra, các cơ sở KCB được cấp giấy phép hoạt động trước ngày 01/7/2016 và không đúng với hình thức tổ chức theo Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì:
- Sở Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội tiếp tục ký hợp đồng KCB BHYT với các cơ sở nói trên; đồng thời
- Sở Y tế phải thẩm định để cấp lại giấy phép hoạt động cho các cơ sở này theo đúng quy định trước ngày 30/8/2017.
3. 09 chính sách lao động, tiền lương có hiệu lực từ đầu tháng 7
TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN
1. Thủ tướng Chính phủ đề ra 5 giải pháp phát triển BHYT
Theo báo Sức khỏ & Đời sống, Nhân kỷ niệm Ngày Bảo hiểm y tế (BHYT) Việt Nam 01/7/2017, tối ngày 30/6/2017, tại Hà Nội, BHXH Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức Chương trình “Bảo hiểm y tế toàn dân - Chung tay vì sức khỏe cộng đồng". Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo tại Chương trình
Phát biểu tại chương trình, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, sức khỏe là vốn quý nhất của con người. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và đã ban hành, chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, trong đó đặc biệt chú trọng BHYT nhằm giúp người dân khắc phục những rủi ro bệnh tật, và giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh.
Thủ tướng cho biết, chủ trương phát huy vai trò của BHYT và tiến tới BHYT toàn dân được thể hiện nhất quán trong các nghị quyết của Đảng và từng bước được thể chế hóa tập trung chỉ đạo thực hiện. Năm 2008, lần đầu tiên Luật BHYT được ban hành, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho triển khai thực hiện tiến tới BHYT toàn dân.
Tỉ lệ người tham gia BHYT tăng nhanh, từ 5,6% dân số năm 1993 lên 63,7% năm 2011 và đến nay là trên 82%. Phạm vi, quyền lợi BHYT ngày càng mở rộng, gắn với nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Hệ thống thông tin giám định đã liên thông trên 12.000 cơ sở khám chữa bệnh BHYT trong toàn quốc.
Để phát triển chính sách BHYT bền vững, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và xã hội, Thủ tướng đề nghị các cấp ủy Đảng, Bộ, Ngành, chính quyền địa phương quán triệt sâu sắc vai trò, tầm quan trọng của BHYT, coi đó là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, đảm bảo công bằng xã hội. Thủ tướng đề nghị tập trung thực hiện 5 giải pháp:
Một là, tiếp tục hoàn thiện pháp luật, cơ chế chính sách về BHYT, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tham gia BHYT cho người lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư , diêm nghiệp tham gia BHYT theo hộ gia đình; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm trong tham gia BHYT; cơ chế quản lý quỹ BHYT hiệu quả, phòng chống lạm dụng, trục lợi, tạo bình đẳng việc KCB BHYT giữa bệnh viện công và bệnh viện tư nhân.
Hai là, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận với BHYT và dịch vụ KCB; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý và tổ chức thực hiện; chia sẻ và quản lý thông tin hiệu quả giữa cơ sở y tế và BHXH.
Ba là, xây dựng chế tài chặt chẽ để yêu cầu các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia BHYT theo Luật BHYT. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm DN, đơn vị trốn đóng, nợ đóng BHYT, các tập thể, cá nhân lạm dụng, trục lợi quỹ BHYT.
Bốn là, nâng cao chất lượng KCB, đặc biệt là tại các tuyến y tế cơ sở; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho các bệnh viện tư nhân tham gia chăm sóc, KCB bằng BHYT, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên và giảm tình trạng lãng phí.
Năm là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách pháp luật BHYT, BHXH, để người dân, doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị hiểu rõ trách nhiệm, quyền lợi, chủ động, tích cực tham gia BHYT.
Với tinh thần tương thân, tương ái, chung tay vì sức khỏe cộng đồng, Thủ tướng kêu gọi các nhà hảo tâm, các doạnh nghiệp, các tổ chức xã hội, nhiệt tình, thiết thực tham gia hỗ trợ mua và tặng thẻ BHYT cho nững người còn khó khăn, giúp họ có được chỗ dựa khi ốm đau, bệnh tật, giúp người dân tham gia BHYT là giải pháp quan trọng góp phần xây dựng xã hội công bằng, phồn vinh, hạnh phúc.
2. Chủ động phòng chống bệnh viêm não vi rút trong mùa hè
Theo Cục Y tế dự phòng, ngày 01/7/2017, Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền trong đó có các bệnh viêm não vi rút đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển. Bệnh viêm não vi rút là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại vi rút gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và tử vong cao.
Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê... Người già và trẻ em là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Về nguyên nhân tại nước ta, các căn nguyên gây viêm não thường là các vi rút arbo (trong đó có vi rút viêm não Nhật Bản), vi rút herpes, các vi rút đường ruột (như EV 71 gây bệnh tay chân miệng), sởi, quai bị và các vi rút khác mà ta chưa biết rõ, ... Do các triệu chứng lâm sàng rất khó phân biệt giữa các chủng vi rút do đó việc chẩn đoán nguyên nhân phải thông qua việc xét nghiệm xác định vi rút. Như vậy, bệnh viêm não Nhật Bản chỉ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm não vi rút ở nước ta. Từ trước những năm 1997, khi nước ta bắt đầu triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm não Nhật Bản, nguyên nhân gây viêm não vi rút chủ yếu là vi rút viêm não Nhật Bản chiếm tới 61,3% trong tổng số các ca viêm não vào năm 1995. Nhờ kết quả phòng bệnh của chương trình triển khai tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản tại nước ta, số trường hợp viêm não do vi rút viêm não Nhật Bản đã giảm đáng kể, đến nay chỉ còn chiếm khoảng 10-15% tổng số các trường hợp mắc bệnh viêm não vi rút. Vi rút gây viêm não Nhật Bản tồn tại trên một số loài chim, lợn, chuột... và trên muỗi. Muỗi vừa là ổ chứa, vừa là môi giới truyền vi rút sang người, muỗi truyền viêm não Nhật Bản ở Việt Nam chủ yếu là loài muỗi Culex Tritaeniorhynchus.
Tại nước ta, viêm não vi rút xảy ra rải rác quanh năm, giai đoạn năm 2001-2004 ghi nhận số mắc cao, trung bình 2.000-2.200 trường hợp/năm, 10 năm trở lại đây số trường hợp mắc viêm não vi rút trung bình giảm còn khoảng 1.000-1.200 trường hợp/năm, có từ 20-50 trường hợp tử vong. Trong đó bệnh viêm não Nhật Bản ghi nhận 200 -300 trường hợp mắc, bệnh thường tăng cao vào các tháng mùa hè.
Trong 6 tháng đầu năm 2017, cả nước ghi nhận 62 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại tỉnh Sơn La. Số mắc rải rác, chủ yếu tại các tỉnh khu vực miền Bắc, miền Nam. Các tỉnh, thành phố có số mắc cao là Hưng Yên, Nghệ An, Hà Nội, Sơn La, Khánh Hòa, Kiên Giang và Kon Tum.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
THÔNG TIN Y TẾ QUỐC TẾ
1. Hydrogel chứa nanocomposite có thể giúp chữa bệnh ung thư
Theo The Time, các nhà khoa học Đại học Arak (Iran) đã sản xuất thành công một loại hydrogel chứa nanocomposite có tác dụng trị liệu ung thư bằng liệu pháp quang động lực.
TS. Alireza Karimi - Giám đốc dự án cho biết: Loại hydrogel này có tính chất sinh học tự phục hồi bằng cách tạo ra nanocomposite nhờ sự trợ giúp của các ống nanocarbon. Các hydrogen có thể tự phục hồi trong trường hợp chấn thương mà không cần có “tác nhân từ bên ngoài”.
Từ kết quả nghiên cứu trên, TS. Karimi đã đưa ra khẳng định: Hydrogel có thể được sử dụng để “tấn công đúng mục tiêu bệnh”, hơn nữa, hydrogel tự phục hồi sẽ giúp bệnh nhân giảm hoặc loại bỏ căng thẳng khi điều trị.
Ban Biên tập website Viện