ĐIỂM TIN Y TẾ TUẦN 09

VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO
1. Giao nhiệm vtổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghnghiệp viên chức chuyên ngành y tế
Ngày 19/02/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 633/QĐ-BYT về việc giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế. Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức thực hiện các chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y tế, cấp chứng chỉ bồi dưỡng và báo cáo theo đúng quy định, bao gồm: Chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp, bác sĩ chính, bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng cao cấp, bác sĩ y học dự phòng chính, bác sĩ y học dự phòng…
Đính kèm Quyết định số 633/QĐ-BYT.
2. Thông tư hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh
Ngày 28/21/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 49/2018/TT-BYT về hướng dẫn hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh. Theo đó, Thông tư này hướng dẫn việc quản lý hoạt động xét nghiệm, nhiệm vụ của các chức danh chuyên môn của hoạt động xét nghiệm trong khám bệnh, chữa bệnh. Các loại xét nghiệm trong Thông tư này bao gồm xét nghiệm huyết học, truyền máu, hóa sinh, vi sinh, ký sinh trùng, giải phẫu bệnh, miễn dịch di truyền y học, sinh học phân tử, nội tiết, dị ứng, ung thư, tế bào học và các loại xét nghiệm khác (sau đây gọi chung là xét nghiệm).
Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế và cơ sở khác có hoạt động xét nghiệm phục vụ cho việc khám bệnh, chữa bệnh.
Đính kèm Thông tư số 49/2018/TT-BYT
TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN
1. Gia tăng bệnh cúm mùaế khuyến cáo khẩn cộng đồng phòng bệnh cúm mùa
Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo khẩn trước tình hình bệnh cúm mùa có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Theo đó, một số bệnh nhân nhập viện muộn hoặc điều trị sai cách dẫn đến biến chứng nặng, thậm chí tử vong, khiến dư luận lo lắng.
Ở Việt Nam, mỗi năm có từ 1 triệu đến 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm. Nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm A (H3N2), cúm A(H1N1) và cúm B gây nên. Thời điểm bệnh nhân bị cúm nhiều nhất thường là mùa đông và đông xuân.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Bệnh nhân khi bị cúm mùa có các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp, qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Nếu diễn biến nhẹ, bệnh nhân sẽ hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, với trẻ em, người lớn tuổi, người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận,.. bệnh có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
2. Khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh sởi bùng phát
Theo đánh giá về tình hình dịch bệnh sởi thời điểm hiện tại, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính từ đầu năm 2019 đến nay, toàn quốc ghi nhận 429 trường hợp dương tính với sởi, trong tổng số 5.246 trường hợp sốt phát ban nghi sởi và chưa có trường hợp tử vong. Hiện dịch bệnh sởi đã xuất hiện tại 43 tỉnh, thành phố, trong đó một số địa phương có số mắc cao như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cà Mau, Điện Biên, Yên Bái.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sởi hiện đang gia tăng trên toàn cầu. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, trên thế giới có hơn 180 quốc gia lưu hành bệnh sởi, trong đó có 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Thậm chí, dịch sởi đã quay trở lại ở một số nước đã từng khống chế thành công hoặc loại trừ căn bệnh này như: Italia, Ukraine… Tại Hoa Kỳ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi, ngay đầu năm 2019 đã ghi nhận các ổ dịch sởi ở một số thành phố.
Nguyên nhân dịch sởi lan rộng là tỷ lệ bao phủ vắc xin sởi không đạt đã tạo khoảng trống miễn dịch tại nhiều nước và gia tăng sự di chuyển, giao lưu toàn cầu.
TIN Y TẾ QUỐC TẾ
1. Thuốc giảm trọng lượng để khống chế muỗi gây bệnh
Các nhà khoa học ở Đại học Rockefeller, Mỹ, đã tìm ra một giải pháp bất ngờ trong cuộc chiến chống muỗi Aedes aegypti gây bệnh sốt rét, virus Zika và sốt xuất huyết. Họ đề xuất cung cấp cho côn trùng loại thuốc vốn hay được dùng để giảm trọng lượng cơ thể, khiến muỗi cái không còn hứng thú đốt người để hút máu. Cụ thể, loại thuốc giảm cân cho muỗi là các sản phẩm có chứa thụ thể giống NPY (NPY-like receptors). Mặc dù muỗi không cần phải theo dõi cân nặng, nhưng việc cho chúng các loại thuốc giảm cân có thể chống lại sự lây lan của bệnh sốt rét, sốt Zika và sốt xuất huyết do thuốc thay đổi hành vi của muỗi, khiến muỗi không còn muốn đốt người.
Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm và nhận thấy những con côn trùng được cho dùng thuốc có chứa thụ thể giống NPY thì lơ là việc đốt tay người. Các thụ thể giống NPY điều chỉnh sự thèm ăn ở các sinh vật khác nhau, từ giun tròn đến người. Chúng được sử dụng tích cực trong các loại thuốc thử nghiệm được bào chế để kiểm soát hành vi ăn uống và ngăn ngừa tình trạng ăn quá nhiều.
Các nhà khoa học tin rằng nếu muỗi cái có thể bị dụ dỗ nhận các loại thuốc này thì có thể giúp kiểm soát các căn bệnh chết người.

Ban Biên tập website Viện

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,