Kháng thuốc sốt rét giới hạn trong khu vực Đông Nam Á

Nghiên cứu KARMA- chiến lược tòan cầu về lập bản đồ kháng artemisin, một tổ chức bao gồm 13 thành viên của Hệ thống viện Pasteur toàn cầu, được điều hành bởi các nhà nghiên cứu từ cả 2 viện Pastuer tại Pháp và Campuchia, đã khẳng định sốt rét kháng thuốc Plasmodium falciparum hiện nay vẫn giới hạn trong khu vực Đông Nam Á và chưa lây lan sang vùng cận Shara châu Phi.

Kể từ năm 2008, tại Campuchia, sự xuất hiện của chủng Plasmodium falciparum kháng với các dẫn xuất artemisinin, loại thuốc chống sốt rét thế hệ mới nhất, đã đe dọa nghiêm trọng các nỗ lực toàn cầu để chống lại bệnh sốt rét.

Trong hai năm qua, các nhà nghiên cứu Viện Pasteur đã đứng đầu hiệp hội quốc tế KARMA (Hiệp hội các trung tâm đánh giá kháng Artemisinin K13), được hỗ trợ bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), điều hành 41 thành viên, bao gồm 13 từ Hệ thống viện Pasteur toàn cầu, trong 59 quốc gia đặc hữu. Các nghiên cứu KARMA dựa trên phát hiện trước đó vào năm 2014 bởi các nhà khoa học từ Đơn vị dịch tể phân tử Sốt rét Viện Pasteur ở Campuchia và Khoa ký sinh trùng - Côn trùng truyền Viện Pasteur ở Paris, xác định các gen K13 là yếu tố quyết định chính kháng artemisinin của P. falciparum vào năm 2014.

Giữa tháng Năm và tháng 12 năm 2014, họ nghiên cứu tính đa hình (polymorphism) của gen K13 trên 14.037 mẫu máu của bệnh nhân nhiễm P. falciparum từ 59 quốc gia đặc hữu (72 phần trăm ở Châu Phi, 19 phần trăm từ châu Á, 8 phần trăm từ Mỹ Latinh và một phần trăm từ châu Đại Dương). Các mẫu phân tích đều được thu thập sau năm 2012 để có thể có cái nhìn tổng quan nhất có thể của tình hình.

Didier Ménard, người đứng đầu của Đơn vị dịch tể phân tử Sốt rét Viện Pasteur tại Campuchia cho biết “cho đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có những công cụ để thông tin đầy đủ về bản chất của việc kháng thuốc sốt rét tại các vùng trọng điểm bị ảnh hưởng như cận Sahara châu Phi, các kết quả nghiên cứu lập bản đồ KARMA là bước đột phá cần thiết trong cuộc chiến chống lại căn bệnh sốt rét cho sức khỏe cộng đồng”

Các kết quả nghiên cứu KARMA có ý nghĩa bổ sung bởi vì vào những năm cuối của thập niên 1960, Đông Nam Á là nơi đầu tiên xuất hiện ký sinh trùng kháng chloroquine, loại thuốc điều trị sốt rét thế hệ đầu. điều không may của vấn đề này là các phân tử chỉ điểm kháng (molecular marker) chỉ được xác định sau khi kháng đã lan sang châu Phi và gây ra hàng triệu ca tử vong

Hiện nay, nhờ vào các phân tử chỉ điểm, theo dõi kháng thuốc sốt rét được kiểm soát ở cấp độ toàn cầu. Với những tiềm năng của công nghệ hiện đại, chúng ta có thể dự đoán và ngăn chặn bi kịch lịch sử kháng thuốc lập lại ở châu Phi. Theo ước tính mới nhất của WHO, đã có 214 triệu ca sốt rét và 438 000 người chết vào năm 2015, chủ yếu là ở cận Sahara châu Phi.

Trong 103 đột biến protein K13 đã biết, có 4 đột biến liên quan đến kháng artemisinin (theo định nghĩa của WHO), nghiên cứu KARMA đã xác định 70 đột biến mới. Việc giám sát kháng artemisinin toàn cầu sẽ dễ dàng hơn khi chỉ một số ít đột biến có liên quan đến việc kháng.

Thật vậy, nghiên cứu KARMA đã quan sát và chứng minh rằng đột biến phổ biến tìm thấy ở châu Phi - A578S - không liên quan đến kháng và vẫn chưa lan rộng.

Nghiên cứu KARMA cũng xác định, có 2 nguồn lây kháng artemisinin , mỗi nguồn có nhiều yếu tố kháng riêng biệt, một ở khu vực Campuchia - Việt Nam - Lào và một ở Myanmar - Tây Thái Lan - Nam Trung Quốc. Những đột biến kháng của 2 nguồn độc lập với nhau, điều này sẽ giúp cho chiến lược ngăn kháng lan rộng của thế giới thành công.

Nguyễn Thị Minh Châu

(Lược dịch từ:http://www.news-medical.net/news/20160624/KARMA-study-confirms-resistance-to-anti-malarial-drugs-confined-to-Southeast-Asia.aspx)