Việt Nam, bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu không nhỏ bởi phía đông giáp biển đông trãi dài hàng nghìn km từ bắc chí nam. Nước biển dâng cao đã và đang xâm thực đất liền và gây nhiễm mặn. Rừng bị tàn phá nghiêm trọng gây lũ lụt, sói mòn. Các đập thủy điện được xây dựng phục vụ phát triển xã hội, công nghiệp việc tích và xã nước bất thường với tự nhiên có thể gây khô hạn và ngập lụt làm ảnh môi sinh vùng hạ lưu như ĐBSCL. Khoảng 40% vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể bị ngập trong nước biển do biến đổi khí hậu [7]. Bên cạnh đó do ảnh hưởng của hiện tượng Elnino, nhiều vùng ven biển của Đồng bằng sông Cửu Long gặp tình trạng hạn hán và nước mặn xâm nhập sâu vào nội địa.
Vùng ĐBSCL được xem như là một trong các điểm nóng của hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng như là một hệ quả của việc nóng lên toàn cầu. Đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là một vùng châu thổ có địa hình thấp và phẳng. Cao độ trung bình vào khoảng 1,0 – 1,8 m, diện tích trãi rộng khoảng 4 triệu ha đất tự nhiên, trong đó đất sử dụng cho nông nghiệp là 2,2 triệu ha. Vùng đất nằm ở vị trí tận cùng vùng hạ lưu sông Me Kong, với hệ thông sông rạch, kênh mương chằn chịt, có đường ven biển dài 700 km. Vùng ĐBSCL có 3 vùng sinh thái chính: vùng ngập lủ (ngập sâu kéo dài 2 – 3 tháng/năm), vùng giữa (vùng phù sa nước ngọt, ngập nông và nhiễm mặn nhẹ), vùng ven biển ( trên 6 tháng bị nhiễm mặn ở các cấp độ). ĐBSCL trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu tình hình sốt rét có nhiều thay đổi, do sự biến động thành phần loài, mật độ cũng như một số đặc điểm sinh học, sinh thái và vai trò truyền bệnh của muỗi Anopheles. Sau hơn 1,5 thập niên, với nhiều biến đổi như môi trường, sinh cảnh, sinh thái, việc đô thị hóa một số vùng nông thôn.
Một số tỉnh ở ĐBSCL đang trong giai đoạn loại trừ sốt rét. Việc duy trì thành quả và tiến tới thanh toán sốt rét là mục tiêu trong chương trình PCSRQG. Tuy nhiên, sự gia tăng dân số, đất nông nghiệp bị thu hẹp, thiên tai, mất mùa dẫn đến người dân có sự di dân không nhỏ vào TP.HCM, Bình Dương, Bình Phước, v.v…trong đó có vùng sốt rét lưu hành nặng tỉnh Bình Phước để làm thuê như: thu hoạch mì, cao su, khai thác lâm sản. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, nhóm di dân dễ nhiễm KSTSR và mang về quê nhà, làm lây lan KSTSR trong cộng đồng thông qua véc tơ sốt rét địa phương. Ngoài việc phát hiện KSTSR và điều trị kịp thời, công tác quản lý véc tơ sốt rét là mắt xích quan trọng và cần thiết trong chương trình phòng chống sốt rét quốc gia; để có thể hiểu biết diễn biến thành phần loài Anopheles và dự đoán sự thay đổi của chúng trong tương lai trước những biến đổi khí hậu, xã hội v.v….giúp cho chương trình PCSRQG hoạch định chiến lược loại trừ và thanh toán sốt rét bền vững.
Tây Nam Bộ: Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh có địa hình thấp, sông ngòi chằng chịt và ảnh hưởng biển Đông hình thành nên nhiều vùng có thảm thực vật: chủ yếu cây lúa nước, cây ăn trái và các khu rừng ngập mặn U Minh và rãi rác ở các tỉnh Bến Tre, Long An, Trà Vinh. Phần lớn diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản như: tôm, cá, cua. Long An, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Cà Mau, Bến Tre, giáp, chịu ảnh hưởng trực tiếp biển Đông hình thành nhiều vùng nước lợ điều kiện sinh thái thích hợp cho An.epiroticus véc tơ chính truyền bệnh sốt rét, An.subpictus véc tơ phụ truyền bệnh sốt rét phát triển quanh năm.
Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển bọ gậy An. epiroticus. Kết qủa điều tra bọ gậy ở 10 thủy vực tiêu biểu cho thấy bọ gậy An. epiroticus phát triển được ở ao, ruộng . . . kể cả nơi nước lưu và nơi có thủy triều lên xuống, các điểm nước có đô pH từ 6 đến 7 và nồng độ NaCl từ 0,4 – 28g/lít. Nơi sống có nhiều ánh sáng mặt trời, nhiều cây thủy sinh (cỏ kim ngư Ceratophyllum, Najas) kết thành đám nổi trên mặt nước làm chổ dựa. Vùng nuôi tôm chuyên canh dẫn đến sự lưu giữ nước lợ quanh năm tạo ra nhiều thủy vực thích hợp cho sự phát triển bọ gậy An.epiroticus quanh năm và chúng chiếm ưu thế trong quần thể các lòai Anopheles (85,04 %) trong suốt thời gian theo dõi. Trước đây vùng này chưa có nuôi tôm công nghiệp An.epiroticus chiếm tỷ lệ không ưu thế. Những năm gần đây, để ngăn mặn xâm nhập, nhiều địa phương xây nhiều đê, cống ngăn mặn và điều này cũng tác động đến hệ sinh thái muỗi Anopheles trong khu vực Tây Nam Bộ.
Bảng thành phần và cơ cấu loài Anopheles
Stt | Thành phần loài | Năm 2006 | Năm 2010 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2022 | Năm 2023 |
1 | An. nimpe | 11, 2% | 6,6% | 27,3% | 32,7% | 10,7% | 10,6% | |
2 | An. epiroticus | 88,6% | 89,57% | 100% | 72,6% | 37,6% | 89,3% | 89,3% |
3 | An. sinensis | 0,1% | 1,4% | 29,4% | ||||
4 | An. vagus | 2,3% |
Giai đoạn năm 2006 và giai đoạn năm 2010 tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau phát hiện có 04 loài; trong đó có An.epiroticus là véc tơ sốt rét chính, không tìm thấy loài véc tơ phụ sốt rét đặc hữu vùng ven biển nước lợ là An. subpictus. Năm 2018, xã Trần Thới chỉ tìm thấy 01 loài An.epiroticus là véc tơ sốt rét chính. Năm 2019 - 2023, tại đây chủ yếu có 02 loài là An.epiroticus, An. nimpe với tỷ lệ tương đối không thay đổi nhiều. Trong các giai đoạn, loài An. epiroticus vẫn chiếm ưu thế trong thành phần loài.
Bảng thành phần và cơ cấu loài Anopheles
Stt | Thành phần loài | Xã An Trạch | Xã Long Điền Tây | Xã An Trạch | ||
Năm 2009 | Năm 2013 | Năm 2018 | Năm 2020 | Năm 2023 | ||
1 | An. nimpe | 0,6% | 15% | 0,7% | 1,8% | 10,23% |
2 | An.epiroticus | 99% | 85% | 99% | 98,2% | 89,76% |
3 | An. sinensis | 0,05% | ||||
4 | An.subpictus | 0,3% |
Trong giai đoạn năm 2009, tại đây tìm thấy 03 loài trong đó có An.epiroticus là véc tơ sốt rét chính nhưng không tìm thấy loài An.subpictus là véc tơ sốt rét phụ. Năm 2018, tại xã An Trạch tìm thấy có 03 loài trong đó có An.epiroticus là véc tơ sốt rét chính và An.subpictus là véc tơ sốt rét phụ với tỷ lệ rất thấp. Năm 2020, 2023, tìm thấy 02 loài là An.epiroticus, An. nimpe. An.epiroticus chiếm ưu thế trong thành phần loài trong các giai đoạn.
Bảng thành phần và cơ cấu loài Anopheles
Stt | Thành phần loài | Năm 2018 | Năm 2020 |
1 | An. epiroticus | 91% | |
2 | An. subpictus | 2,6% | |
3 | An. vagus | 6,7% | 44% |
4 | An. carwfordi | 16% | |
5 | An. indefinitus | 5,3% | |
6 | An. tessellatus | 2,6% | |
7 | An. peditaeniatus | 10,6% | |
8 | An. sinensis | 21,3% |
Năm 2018, tại xã Long Hữu, tìm thấy 03 loài. Trong đó có An.epiroticus là véc tơ sốt rét chính chiếm ưu thế trong thành phần loài. Ngoài ra cũng tìm thấy An. subpictus là véc tơ sốt rét phụ nhưng loài này chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp trong quần thể muỗi Anopheles. Năm 2020, tại đây tìm thấy 06 loài Anopheles. Tuy nhiên, không tìm thấy An. epiroticus, An. subpictus là loài đặc hữu.
Bảng thành phần và cơ cấu loài Anopheles
Stt | Thành phần loài | Năm 2007 | Năm 2013 | Năm 2018 | Năm 2023 | |||
Xã Lạc Hòa | Xã Hòa Đông | Xã Vĩnh Tân | Xã Lai Hòa | |||||
1 | An.barbirostris | 2% | 8,5% | 11,47% | ||||
2 | An. crawfordi | 0,4% | 22,5% | 4,6% | ||||
3 | An.campestris | 0,8% | 12,7% | 12% | 44,22% | |||
4 | An.nimpe | 1,3% | 4,2% | 13,18% | 13,88% | 13,11% | ||
5 | An. indefinitus | 2,8% | ||||||
6 | An. epiroticus | 75% | 7,5% | 93% | 57,44% | 86,81% | 62,9% | 18% |
7 | An. sinensis | 5,7% | 70% | 17% | 6,4% | 13,11% | ||
8 | An. subpictus | 1,3% | 2,3% | |||||
9 | An. vagus | 13% | 4,3% |
Năm 2007, tại đây tìm thấy 9 loài bao gồm véc tơ sốt rét chính phụ là An.epiroticus, An.subpictus; trong đó An. epiroticus chiếm ưu thế trong thành phần loài. An.subpictus, An. crawfordi, An. sinensis chiếm tỷ lệ thấp. Năm 2013, tại đây chỉ tìm thấy 03 loài. Năm 2018, tại xã Lai Hòa, tìm thấy 03 loài; trong đó loàiAn.epiroticus là véc tơ sốt rét chính, chiếm ưu thế trong thành phần loài. Ngoài ra,An.subpictus là véc tơ sốt rét phụ cũng được tìm thấy, nhưng chiếm tỷ lệ thấp trong quần thể muỗi Anopheles..Năm 2023, thị xã Vĩnh Châu tìm thấy 06 loài. An. epiroticus tìm thấy 04 xã trong thị xã Vĩnh Châu với cơ cấy tỷ lệ cao. Tuy nhiên, không tìm thấy An. subpictus trong 04 xã này.
Bảng thành phần và cơ cấu loài Anopheles
Stt | Thành phần loài | Xã Thạnh Phước | Xã Thới Thuận | Xã Thừa Đức | |
Năm 2006 | Năm 2018 | Năm 2020 | Năm 2022 | ||
1 | An.barbirostris | 0,3% | |||
2 | An. campestris | 0,84% | |||
3 | An. crawfordi | 0,22% | |||
4 | An. indefinitus | 3,4% | 10,4%(bọ gậy) | ||
5 | An. sinensis | 4,6% | 3,5% | 12,6% | |
6 | An. subpictus | 1,8% | 2,6 | 11,8% | |
7 | An. epiroticus | 85% | 91% | 86,8% | 37,7% |
8 | An. tessellatus | 0,5% | |||
9 | An. vagus | 1,67% | 9% | Bọ gậy | 21,6% |
10 | An.nimpe | 1,2% | 7% | 16% | |
11 | An.pediteaniatus | 0,2% |
Giai đoạn năm 2006, tại đây, tìm thấy 11 loài Anopheles trong đó An. epiroticus chiếm ưu thế. An.subpictus chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2018, tại xã Thạnh Phước, tìm thấy 03 loài. An. epiroticus là véc tơ sốt rét chính chiếm ưu thế trong thành phần loài, không tìm thấy An. subpictus là véc tơ sốt rét phụ. Năm 2020, tại xã Thới Thuận tìm thấy 05 loài Anopheles. Trong đó có có véc tơ sốt rét chính và phụ là An. epiroticus và An. subpictus. Năm 2022, xã Thừa Đức tìm thấy 05 loài giống như ở xã Thới Thuận. Xã Thừa Đức, xã Thới Thuận, xã Thạnh Phước và có sinh cảnh giống nhau. Tuy nhiên, xã Thừa Đức, Thới Thuận giáp biển. Năm 2018, 2023 chỉ là điều tra cắt ngang nên chưa phản ánh hết thành phần loài và cơ cấu loài tại đậy.
Bảng thành phần và cơ cấu loài Anopheles
Stt | Thành phần loài | Năm 2000 | Năm 2018 |
1 | An. campestris | 1,4% | |
2 | An. crawfordi | 5,7% | |
3 | An. nimpe | 3,5% | |
4 | An. peditaeniatus | 34,3% | |
5 | An. sinensis | 54% | |
6 | An. epiroticus | 0,2% | |
7 | An. tessellatus | 0,9% | |
8 | An.indefinitus | 17% | |
9 | An.vagus | 17% | |
10 | An.subpictus | 65% |
Năm 2000, tại đây, tìm thấy 7 loài, trong đó An. sinensis, An. peditaeniatus chiếm ưu thế. Tuy nhiên, An. epiroticus lại chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu loài. Năm 2018, xã Long Hựu Đông, tìm thấy 03 loài Anopheles mà không tìm thấy trước đây; trong đó có loài An. subpictus là véc tơ sốt rét phụ chiếm ưu thế trong thành phần loài, mà không tìm thấy giai đoạn năm 2000. Ngược lại, An. epiroticus trước đây tìm thấy nhưng thời điểm này không tìm thấy.
Stt | Thành phần loài | Năm 2020 | Năm 2023 | |
Xả Bình Trị | Xã Bình An | Xã Bình Trị | ||
1 | An.epiroticus | 100% | ||
2 | An.sinensis | 60% | ||
3 | An.subpictus | 1,4% | ||
4 | An.vagus | 98,6% | 40% |
02 xã Bình Trị và Bình An, huyện Kiên Lương giáp nhau tìm thấy 04 loài Anopheles. Xã Bình Trị có hiện diện véc tơ sốt rét chính là An. epiroticus nhưng số lượng thấp. Xã Bình An không tìm thấy An. epiroticus nhưng tìm thấy An. subpictus là véc tơ sốt rét phụ nhưng tỷ lệ rất thấp. Cũng như những nhận định trên chỉ là điều tra cắt ngang nên chưa phản ánh hết thành phần loài và cơ cấu loài của 02 xã trên.
Stt | Thành phần loài | Năm 2007 | Năm 2014 | Năm 2020 |
1 | An. nimpe | < 0,16% | 40% | 69,2% |
2 | An. sinensis | < 0,16% | 1,7% | |
3 | An. epiroticus | 99,84% | 64,3% | 30,7% |
Năm 2007, tại đây tìm thấy 03 loài. Trong đó, An.epiroticus là véc tơ sốt rét chính chiếm tỷ lệ cơ cấu loài rất cao. Năm 2014, tại đây tìm thấy 03 loài Anopheles. Trong đó có An. epiroticus là véc tơ sốt rét chính chiếm ưu thế loài. Năm 2020, tại đây tìm thấy 02 trong 03 loài trên. Tuy nhiên, loài An. nimpe chiếm ưu thế loài. Việc chiếm tỷ lệ số lượng khác nhau giữa các loài giữa các năm là có thể khác nhau giữa các mùa điều tra như mùa mưa và mùa nắng. Khu vực này không tìm thấy An. subpictus là loài đặc hữu vùng nước lợ.
Bảng thành phần và cơ cấu loài Anopheles tổng hợp khu vực nước lợ ĐBSCL
Stt | Thành phần loài | Năm 2000-2010 | Năm 2018 | Năm 2023 |
1 | An.barbirostris | 0,3 - 2% | 8,5 - 11,47% | |
2 | An. crawfordi | 0,22 - 5,7% | 4,6% | |
3 | An.campestris | 0,8 - 1,4% | 12 - 44,22% | |
4 | An.nimpe | 0,6 - 11,2% | 0 - 0,7% | 4,2 - 13,88% |
5 | An. indefinitus | 2,8 - 3,4% | 0 - 17% | |
6 | An. epiroticus | 75 - 99% | 0 - 100% | 18 - 89,76% |
7 | An. sinensis | 0,05 - 5,7% | 6,4 - 60% | |
8 | An. subpictus | 1,3% - 2,6% | 2,6 - 65% | 1,4% |
9 | An. vagus | 1,67 - 13% | 4,3 - 17% | 98,6% |
10 | An.peditaeniatus | 0,2 - 34,3% | ||
11 | An.tessellatus | 0,5 - 0,9% |
Nhận xét:
Giai đoạn 2000 - 2010, khu vực Tây Nam Bộ tìm thấy 11 loài bao gồm véc tơ sốt rét chính phụ là An.epiroticus, An.subpictus. Năm 2018 tìm thấy 05 loài; trong đó loàiAn.epiroticus là véc tơ sốt rét chính vàAn.subpictus là véc tơ sốt rét phụ. Riêng tỉnh Long An có cơ cấu thành phần loài đối ngược với các tỉnh còn lại. Năm 2023 tìm thấy 08 loài; trong đó loàiAn.epiroticus là véc tơ sốt rét chính vàAn.subpictus là
Các giai đoạn, chỉ là điều tra cắt ngang các số liệu thu thập chỉ có thể nhận định tại thời điểm đều tra không thể nhận định đầy đủ tình hình Anopheles tại mỗi địa phương như: thành phần và cơ cấu loài cũng như mật độ đốt mồi. Vì vậy,các chỉ số trên cũng chưa vững chắc để đánh giá diễn biến thay đổi theo sự biến đổi khí hậu, sinh địa cảnh và xã hội theo từng mỗi địa phương. Tuy nhiên, có thể nhận định tổng quát khu vực các tỉnh nước lợ, giáp biển Đông có sự ảnh hưởng mạnh về độ măn, sự xâm thực từ biển Đông. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa ảnh hưởng đến sự phân bố muỗi Anopheles nhiều hơn và nhanh hơn là quá trình biến đổi khí hậu. Qua điều tra nhiều lần cắt ngang 8 tỉnh thuộc khu vực ảnh hưởng nhiều từ sự biến đổi khí hậu, tình hình Anopheles giai đoạn hiện nay có sự thay đổi so với giai đoạn trước như: thành phần loài ít hơn. Xã Long Hữu, thị xã Duyên Hải tỉnh Trà Vinh, xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, năm 2018, không thấy véc tơ An.epiroticus cho thấy có sự thay đổi nhiều về sinh địa cảnh so với năm 2000. Tại đây, có thể môi trường đã thật sự thay đổi. Những nơi có quá trình độ thị hóa chậm hoặc không thay đổi nhiều thì thành phần và cơ cấu loài Anopheles hầu như không thay đổi như các xã Trần Thới, An Trạch, Thạnh Phước, Thới Thuận, Thừa Đức, Bình Trị, Bình An, An Thới Đông, Lai Hòa, Vĩnh Tân, Lạc Hòa, Hòa Đông.
Trong thời gian 10 năm nữa:
Việc xâm nhập mặn vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn. Các cơ quan chức năng để đối phó với vấn đề xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sinh kế của người dân cũng như đất nước đã và đang tiếp tục xây cống, đập ngăn mặn đều này ảnh hưởng thành phần loài và cơ cấu loài Anopheles.
Khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh cũng sẽ ảnh hưởng đến thành phần loài và cơ cấu loài Anopheles.
Việc Campuchia cho xây kênh đào Funam trong năm nay và hậu quả sẽ tác động rất lớn đến hệ sinh thái vùng Tây Nam Bộ như việc thiếu nước ngọt dẫn đến làm tăng Anopheles.
Khu vực chậm độ thị hóa và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, biến đổi hệ sinh thái sẽ ảnh hưởng đến thành phần loài và cơ cấu loài Anopheles.
Tài liệu tham khảo
ThS. Lê Tấn Kiệt