WHO phê duyệt vắc xin phòng ngừa sốt rét cho trẻ em đầu tiên trên thế giới

Ngày 6/10/2021, WHO đã xác nhận vắc xin sốt rét có tên RTS, S/AS01 (RTS, S) (còn được gọi là Mosquirix) của hãng dược GlaxoSmithKline của Anh sản xuất, kích hoạt hệ thống miễn dịch của trẻ, ngăn chặn Plasmodium falciparum, mầm bệnh nguy hiểm nhất trong số năm tác nhân gây bệnh sốt rét, phổ biến ở Châu Phi. Tiến sĩ Pedro Alonso, giám đốc chương trình sốt rét toàn cầu của WHO, cho biết để có vắc xin sốt rét an toàn, hiệu quả và sẵn sàng phân phối là “một sự kiện lịch sử”.

Hình 1. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus công bố quyết định phê duyệt vắc xin sốt rét

Vắc xin Mosquirix, không chỉ là vắc xin đầu tiên ngăn ngừa bệnh sốt rét, mà nó còn là vắc xin đầu tiên được ngăn ngừa cho bất kỳ bệnh ký sinh trùng nào. Ký sinh trùng phức tạp hơn nhiều so với vi rút hoặc vi khuẩn và việc nghiên cứu vắc xin phòng bệnh sốt rét đã được tiến hành nghiên cứu hàng trăm năm.

Đây là một bước tiến lớn từ quan điểm khoa học để có được một loại vắc xin thế hệ đầu tiên chống lại ký sinh trùng ở người.

Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Đây là một khoảnh khắc lịch sử. Vắc xin Mosquirix là một công cụ và cùng phối hợp với phương pháp phòng chống sốt rét sẵn có như màn ngủ, phun thuốc, phòng ngừa hóa chất sẽ tăng thêm hiệu quả cao về ngăn ngừa bệnh sốt rét và có thể cứu sống hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm”. “Vắc xin sốt rét cho trẻ em này đã được mong chờ từ lâu và nó chính là một bước đột phá mới đối với các ngành khoa học, sức khỏe trẻ em và giúp kiểm soát bệnh sốt rét”.

Trước khi khuyến nghị sử dụng ở các quốc gia có tỉ lệ mắc sốt rét trung bình và cao, dự kiến sẽ được sử dụng chủ yếu ở châu Phi cận Sahara, nơi mà căn bệnh sốt rét do muỗi truyền này là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em ở Châu Phi cận Sahara. Hơn 260.000 trẻ em Châu phi dưới 5 tuổi chết vì bệnh sốt rét mỗi năm.

WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin sốt rét RTS, S

WHO đã đưa ra khuyến nghị vắc xin này sau khi đã thử nghiệm hơn 800.000 trẻ em ở 3 nước Ghana, Kenya và Malawi từ năm 2019. Kết quả cho thấy, RTS, S đã cắt giảm 40% số ca mắc sốt rét và giảm gần một phần ba số ca nhập viện vì căn bệnh có khả năng gây chết người này. Đây không chỉ là vắc xin sốt rét đầu tiên được phép sử dụng, mà còn là vắc xin đầu tiên được chấp thuận sử dụng để chống lại một bệnh ký sinh trùng ở người, vốn phức tạp hơn rất nhiều so với bệnh từ vi-rút hoặc vi khuẩn.

WHO khuyến cáo rằng, vắc xin sốt rét RTS, S/AS01 nên tiêm 4 mũi cho trẻ từ 5 tháng tuổi để giảm gánh nặng và bệnh tật do sốt rét.

Theo báo NPR, dù đây là vắc xin ngừa sốt rét cho trẻ em đầu tiên được phê duyệt, chỉ có tỉ lệ hiệu quả đáp ứng khoảng 30%- 40%, nhưng nó cũng mở ra sự đột phá mới mang đến sự kỳ vọng, đầy hứa hẹn trong tương lai.

Hình 2. Một nữ y tá thảo luận với các bà mẹ về lợi ích của vắc xin sốt rét.

Hơn 2,3 triệu liều vắc xin đã được sử dụng. Thí điểm hơn 800.000 trẻ em ở 3 nước Ghana, Kenya và Malawi.

Kết quả thí điểm tiêm vắc xin sốt rét của 03 nước Ghana, Kenya và Malawi như sau:

- Khả thi sử dụng: cải thiện sức khỏe và cứu sống với mức độ bao phủ tốt. Điều này xảy ra ngay cả trong bối cảnh của đại dịch Covid -19.

- Vắc xin đã tiếp cận được 2/3 trẻ em ở 3 quốc gia Ghana, Kenya và Malawi không được ngủ dưới ga trải giường. Hơn 90% trẻ em từ chương trình sử dụng tiêm vắc xin này được hưởng lợi từ việc phòng ngừa bệnh sốt rét này.

- Tính an toàn cao: Đến nay, 2,3 triệu liều vắc xin đã được sử dụng tại 03 quốc gia Châu Phi.

- Giảm đáng kể (chiếm 30%) trường hợp sốt rét ác tính chết người.

- Giá cả phải chăng, dễ phân phối và giúp giảm nguy cơ tử vong vì sốt rét.

- Hiệu quả của vắc xin này: Theo báo New York Times, vắc xin cho thấy hiệu quả khoảng 50% trong ngăn ngừa bệnh sốt rét ác tính trong năm đầu tiên thử nghiệm lâm sàng. Bà Mary Hamel - người đứng đầu chương trình triển khai vắc xin sốt rét của WHO - cho biết vì sốt rét ác tính chiếm tới một nửa số ca tử vong do sốt rét nên 50% là con số "đáng tin cậy". "Tôi mong chờ chúng ta sẽ nhìn thấy hiệu quả của vắc xin".

Ngoài ra, một nghiên cứu năm ngoái ước tính nếu vắc xin được triển khai tới các quốc gia có tỉ lệ mắc sốt rét cao, vắc xin có thể giúp ngăn ngừa 5,4 triệu ca bệnh và 23.000 ca tử vong mỗi năm ở trẻ dưới 5 tuổi.

Hình 3. Một nam y tá đang tiêm vắc xin sốt rét cho trẻ

Theo TS. Pedro Alonso, người đứng đầu Chương trình Sốt rét Toàn cầu của WHO cũng cho biết một phần của vấn đề là do sốt rét là một căn bệnh phức tạp. “Đây là một căn bệnh ký sinh trùng”. Vòng đời của ký sinh trùng diễn ra theo nhiều giai đoạn ở các bộ phận khác nhau của cơ thể người và trên vật chủ muỗi. Ông nói: “Về mặt sinh học của bệnh ký sinh trùng ở người, nó có mức độ phức tạp hơn rất nhiều so với bệnh vi-rút hoặc vi khuẩn”. Ông Alonso rất muốn thấy một loại vắc xin có hiệu quả 95% trong việc ngăn ngừa sốt rét nhưng các nhà khoa học vẫn còn khá xa để tới được đích đó. “Nhưng cái mà chúng ta đạt được hiện giờ là một loại vắc xin có thể được triển khai, được chấp nhận, an toàn và có thể mang lại tác động to lớn trong việc cứu sinh mạng và tránh được các triệu chứng của bệnh sốt rét”.

Theo Julian Rayner, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Cambridge nhận định: "Đây là một bước tiến lớn. Dù không phải là vắc xin hoàn hảo, nhưng nó có thể ngăn ngừa hàng trăm nghìn trẻ em tử vong".

Dù vắc xin Mosquirix mới chỉ là bước đầu. Công nghệ vắc xin mRNA tiên tiến giờ đây có thể giúp chúng ta có thể ứng phó những dịch bệnh cụ thể. Thực tế cho thấy, vắc xin R21 của trường Đại học Oxford đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng đã có thể đạt tới mức hiệu quả 77% và mức an toàn tương đối.

Mặc dù, hiện các biện pháp phòng ngừa và thuốc điều trị sốt rét đều đã có, song một vắc xin hiệu quả sẽ là cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất giúp cứu sống hàng triệu sinh mạng trước căn bệnh này. Đặt trong bối cảnh cả thế giới đang ứng phó với Covid-19, những ảnh hưởng của bệnh sốt rét đối với kinh tế thậm chí còn nặng nề hơn. Khoảng 88 triệu người dân châu Phi đang sống trong tình trạng cực nghèo. COVID-19 đảo ngược mọi thành tựu tiến bộ đã có sau hàng thập niên nỗ lực với những thành tựu phát triển của thế giới nói chung và châu Phi nói riêng.

Các quốc gia quyết định sử dụng RTS, S vẫn cần phải tính toán sẽ phải trả bao nhiêu tiền để mua vắc xin và làm thế nào để đưa nó vào các chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em của họ.

Theo Sean Murphy, một nhà khoa học phát triển vắc xin sốt rét tại Đại học Washington ở Seattle, cho biết: “Vắc xin này vẫn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao vì vậy không thể thay thế tất cả các công cụ sẵn có như màn ngủ, phun thuốc, phòng ngừa hóa chất”.

ThS. Cao Thị Hường

(Tổng hợp từ WHO, NPR, New York times)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. https://www.nytimes.com/2021/10/06/health/malaria-vaccine-who.html

2. https://www.who.int/news/item/06-10-2021-who-recommends-groundbreaking-malaria-vaccine-for-children-at-risk

3. https://www.who.int/news-room/feature-stories/detail/lusitana-and-the-world-s-first-malaria-vaccine

4. https://news.un.org/en/story/2021/10/1102362

5. https://www.nationalgeographic.com/science/article/why-the-who-endorsed-the-first-malaria-vaccine-and-what-to-expect-next

6. https://baoquocte.vn/who-phe-duyet-vaccine-sot-ret-dau-tien-tren-the-gioi-chau-phi-don-niem-hy-vong-moi-160898.html

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,