ĐIỂM TIN Y TẾ TUẦN 06

VĂN BẢN PHÁP LÝ VÀ CHỈ ĐẠO
1. Công bố thủ tục hành chính mới ban hành/sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/bãi bỏ trong lĩnh vực y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế.
Ngày 31/1/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định số 433/QĐ-BYT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành/sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/bãi bỏ trong lĩnh vực y tế dự phòng thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế. Theo đó, Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới ban hành/ thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế/bãi bỏ thủ tục hành chính theo quy định tại Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế. Quyết định này bãi bỏ 01 thủ tục hành chính ban hành tại Quyết định số 4695/QĐ-BYT ngày 4/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế (quy định tại Thông tư số 43/2011/TT-BYT ngày 12/5/2011) và bãi bõ 04 thủ tục hành chính ban hành tại Quyết định số 7248/QĐ-BYT ngày 8/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế (quy định tại Nghị định số 103/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016).
Đính kèm Quyết dịnh số 433/QĐ-BYT.
TIN Y TẾ NỔI BẬT TRONG TUẦN
1. Số người mắc sốt xuất huyết tại TP.HCM tăng vọt dịp cận tết
Ngày 30/1/2019, Theo thông tin từ Sở Y tế TP.HCM cho biết trong 3 tuần đầu năm 2019, toàn TP có 3.356 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), tăng 230,6% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng lưu ý, đã có một ca mắc SXH tử vong tại H.Củ Chi, đây là ca tử vong do SXH đầu tiên năm 2019 trên địa bàn TP.
Sở Y tế TP.HCM đã đề nghị UBND 24 quận huyện chỉ đạo trung tâm y tế và các ban, ngành, đoàn thể quận huyện thực hiện xử lý diện rộng phòng chống SXH, như: xử lý triệt để các ổ dịch; chủ động phun hóa chất diệt muỗi các khu vực bị ngập nước có nguy cơ phát sinh ổ lăng quăng
2. Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất bào tử lợi khuẩn dạng nước - đa chủng - nồng độ cao
Công nghệ tạo "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH" của Tiến sĩ Nguyễn Hòa Anh được xem là phát minh đột phá, mang tầm quốc tế sau 15 năm nghiên cứu, làm việc tại Nhật Bản. Bào tử lợi khuẩn là dạng thức của lợi khuẩn trong một số chủng vi sinh vật, có thể bền nhiệt đến 80 độ C theo thời gian, góp phần cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa. Bào tử lợi khuẩn an toàn vượt qua môi trường axit của dạ dày, đến hệ vi sinh đường ruột và nảy mầm trở thành lợi khuẩn tại đó.
Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao thì dạng bào chế tốt nhất chính là bào tử lợi khuẩn dạng nước, nhưng để sản xuất được công nghệ này không phải dễ dàng. Từ trước đến nay tại Việt Nam, men vi sinh thường được kết hợp với nhiều loại khác như vitamin, men tiêu hóa, DHA… hoặc mới chỉ phổ biến những men vi sinh dạng khô - khi đi qua dạ dày thường bị hao tổn một lượng nhất định bởi acid dạ dày.
Với công nghệ tạo bào tử lợi khuẩn dạng nước, Tiến sĩ Nguyễn Hòa Anh đã giải quyết được bài toán khó đối với ngành công nghệ sinh học thế giới: đó là sản xuất được bào tử lợi khuẩn ở quy mô công nghiệp dưới dạng nước. Bên cạnh đó, phải kể đến yếu tố nồng độ cao trong "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH". Cụ thể, Tiến sĩ Nguyễn Hòa Anh đã đưa vào bào tử lợi khuẩn "made in Vietnam" nồng độ trên 3 tỷ lợi khuẩn/5ml, thậm chí có sản phẩm hơn 5 tỷ lợi khuẩn/5ml, vượt trội so với các sản phẩm khác trên thế giới.
Với các thế mạnh trên, "Bào tử lợi khuẩn Dr. ANH" được xem là giải pháp hữu hiệu để giúp con người tự tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại việc lạm dụng kháng sinh.
TIN Y TẾ QUỐC TẾ
1. Người hiện đại ít đột biến hơn trước
Theo nhà di truyền học dân số Soren Besenbacher của Đại học Aarhus (Đan Mạch phối hợp với Sở thú Copenhagen thu thập thông tin di truyền về cha mẹ và hậu duệ của tinh tinh, khỉ đột và đười ươi nhằm so sánh tốc độ đột biến của chúng so với nhân loại. Sau khi so sánh các thay đổi về gien di truyền ở hậu duệ nhiều loài linh trưởng, các nhà nghiên cứu phát hiện tốc độ đột biến ở loài người chậm đi kể từ khi tách khỏi linh trưởng.
Cuộc phân tích các chuỗi ADN đã tiết lộ số đột biến mới xuất hiện ở mỗi thế hệ, cho phép đội ngũ chuyên gia so sánh số liệu xuyên suốt cây phả hệ của linh trưởng. Khi xem xét dữ liệu tương tự thu thập được ở người, các nhà nghiên cứu phát hiện tốc độ đột biến của mỗi 10 gia đình linh trưởng cao trung bình gấp 150% lần so với chúng ta. Có vẻ như tình trạng đột biến chậm đi ở loài người chỉ mới diễn ra trong thời gian khá gần, có lẽ khoảng 400.000 năm trước, không lâu sau khi tổ tiên của chúng ta được chính thức xếp vào chi người hiện đại. Phát hiện mới cho phép các nhà khoa học thời nay đưa ra những mốc chính xác hơn về quá khứ tiến hóa của loài người.

Ban Biên tập website Viện

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,