CÔNG BỐ THÀNH LẬP UỶ BAN ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP VỀ ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 TOÀN CẦU

Ngày 9/7/2020 Tổng giám đốc WHO đã công bố khởi xướng việc thành lập Uỷ ban độc lập về chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (IPPR) để đánh giá sự ứng phó của thế giới với đại dịch COVID-19.

Phát biểu trước các quốc gia thành viên WHO, Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Ủy ban sẽ do cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark và cựu Tổng thống Liberia Ellen Johnson Sirleaf đồng chủ trì. Thủ tướng Clark là người đã đi đầu trong Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc và Tổng thống Sirleaf là người đã nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình năm 2011. Với cách hoạt động độc lập, họ sẽ chọn các thành viên khác trong Ủy ban cũng như thành viên của một ban thư ký độc lập để cung cấp sự hỗ trợ.

Trong bài phát biểu, Tiến sĩ Tedros cho biết cả Thủ tướng Clark và Tổng thống Sirleaf đã được lựa chọn thông qua quá trình tham vấn từ các quốc gia thành viên và các chuyên gia thế giới. Hai nhà lãnh đạo sẽ trực tiếp hướng dẫn thông qua tiến trình ứng phó quan trọng này.

Tại Hội nghị Y tế Thế giới lần thứ 73 vào tháng 5 vừa qua, các quốc gia thành viên đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt kêu gọi WHO khởi xướng một Ủy ban đánh giá độc lập và toàn diện về các bài học rút ra từ việc ứng phó của y tế quốc tế với đại dịch COVID-19.

Ông Tedros nói rằng đây là thời điểm để tự suy ngẫm về thế giới hiện tại và tìm cách tăng cường sự hợp tác, từ đó cùng nhau cứu lấy cuộc sống và kiểm soát đại dịch. Tầm cỡ của đại dịch hầu như đã ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới, nó rõ ràng cần được đánh giá tương xứng. Ông đề xuất một Phiên họp đặc biệt của Ban điều hành sẽ được triệu tập vào tháng 9/2020 để thảo luận về tiến trình của Ủy ban. Tháng 11/2020, Ủy ban sẽ trình bày báo cáo tạm thời về việc nối lại Hội đồng Y tế Thế giới.

Vào tháng 1/2021, Ban điều hành sẽ tổ chức phiên họp thường kỳ để thảo luận thêm về công việc của Ủy ban; và vào tháng 5/2021, Ủy ban sẽ trình bày báo cáo thực chất tại Hội đồng Y tế Thế giới.

Tổng Giám đốc cho biết, Ủy ban Tư vấn và Giám sát Độc lập cho Chương trình Cấp cứu Sức khỏe của WHO cũng sẽ tiếp tục công việc hiện tại. Trong quá trình chống lại đại dịch, chúng ta phải luôn sẵn sàng cho các đợt bùng phát toàn cầu trong tương lai và nhiều thách thức khác như kháng thuốc chống vi trùng, bất bình đẳng và khủng hoảng khí hậu. Đại dịch COVID-19 đã lấy đi rất nhiều từ chúng ta, nhưng nó cũng cho chúng ta cơ hội vượt qua quá khứ và xây dựng lại mọi thứ tốt hơn.

Ban Biên tập website Viện