Việc ngăn ngừa hoặc giảm sự lan truyền vi-rút sốt xuất huyết phụ thuộc hoàn toàn vào việc kiểm soát muỗi truyền bệnh hoặc làm gián đoạn sự tiếp xúc giữa người và trung gian truyền bệnh.
Các hoạt động kiểm soát lây truyền bệnh tập trung vào véc tơ chính Ae. aegypti trong môi trường sống ở giai đoạn trưởng thành và lăng quăng trong hộ gia đình và vùng lân cận cũng như các môi trường khác nơi xảy ra sự tiếp xúc giữa con người và véc tơ (ví dụ như trường học, bệnh viện và nơi làm việc), trừ khi có bằng chứng rõ ràng rằng Ae. albopictus hoặc các loài muỗi khác là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết tại địa phương. Ae. aegypti hiện diện trong nhiều vật chứa nước của hộ gia đình, những vật dụng chứa nước sinh hoạt và cây cảnh cũng như những vật chứa nước mưa trong môi trường sống, bao gồm lốp xe đã qua sử dụng, hộp đựng thức ăn và đồ uống bỏ đi, máng xối bị tắc, … Thông thường, những con muỗi này không bay xa mà phần lớn ở trong phạm vi 100 mét từ nơi chúng xuất hiện. Chúng ưa đốt máu con người, chủ yếu vào ban ngày, cả trong nhà và ngoài nhà. Ae. aegypti được kiểm soát chủ yếu bằng cách loại bỏ môi trường sống trong những vật chứa nước vì đó là nơi chúng đẻ trứng và phát triển. Môi trường sống bị loại bỏ bằng cách ngăn không cho muỗi tiếp cận các vật chứa này và thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ; ngăn cản sự phát triển bằng cách sử dụng thuốc diệt côn trùng hoặc tác nhân kiểm soát sinh học; tiêu diệt muỗi trưởng thành bằng hóa chất diệt côn trùng hoặc kết hợp tất cả các phương pháp.
Quản lý véc tơ (IVM) là chiến lược kiểm soát véc tơ do WHO thúc đẩy, trong đó có bao gồm kiểm soát véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Được định nghĩa là “quy trình quản lý các nguồn lực tham gia thực hiện kiểm soát véc tơ một cách hiệu quả”, IVM xem xét năm yếu tố chính trong quy trình quản lý, đó là:
Chiến lược kiểm soát và quản lý véc tơ được phân bổ thành nhiều hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực như côn trùng học, dịch tễ học, truyền thông, đào tạo và dịch vụ, vận chuyển, hành chính và tài chính. Một số hoạt động bao gồm các biện pháp can thiệp có thể kể đến như:
Khi lựa chọn một phương pháp kiểm soát véc tơ thích hợp hoặc kết hợp nhiều phương pháp, cần cân nhắc đến hệ sinh thái ở địa phương và hành vi của các loài mục tiêu, các nguồn lực sẵn có, bối cảnh văn hóa mà các biện pháp can thiệp được thực hiện, tính khả thi của việc áp dụng chúng một cách kịp thời cũng như phạm vi bao phủ. Bên cạnh đó, chiến lược kiểm soát và quản lý véc tơ cần được phân bổ rõ ràng và cụ thể cho từng hoạt động, từng cơ quan tổ chức, bao gồm cả sự hợp tác trong ngành y tế và liên ngành. Các chiến lược nhắm mục tiêu như vậy đòi hỏi sự hiểu biết thấu đáo về hệ sinh thái véc tơ địa phương cũng như thái độ và thói quen của người dân đối với các vật chứa – nơi trú ngụ và sinh sản của véc tơ.
ThS. Phạm Thị Thu Giang, ThS. Mai Đình Thắng, ThS. Phạm Thị Nhung
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Dengue: Guidelines for Diagnosis, Treatment, Prevention and Control: New Edition. Geneva: World Health Organization; 2009. 3, VECTOR MANAGEMENT AND DELIVERY OF VECTOR CONTROL SERVICES. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK143163/
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)