Biến đổi khí hậu và trung gian truyền bệnh

Y tế là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Các hoạt động của con người như chặt phá và khai thác rừng bừa bãi, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên không có kiểm soát, gây ô nhiễm môi trường, phá hủy cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học.


Trong thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất tăng khoảng 0,3 – 0,60C. Một thống kê chính thức được thực hiện thông qua Tổ chức Y tế Thế giới vào đầu thập kỷ này, ước tính rằng tại thời điểm năm 2000, hiện tượng nóng lên của trái đất vốn đã xảy ra đang gây ra thêm khoảng 155.000 trường hợp tử vong ở các nước có thu nhập thấp do tác động của Biến đổi khí hậu đối với sản lượng lương thực và tình trạng suy dinh dưỡng, bệnh tiêu chảy, sốt rét và lụt lội. Trong số đó, trên 85% các ca tử vong xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước có thu nhập thấp.

Những thay đổi sinh thái học và một số bệnh phổ biến liên quan đến môi trường như những bệnh truyền qua vật chủ trung gian. Đây là một trong những vấn đề quan trọng hiện đang thách thức các chương trình sức khỏe công cộng. Với xu thế đô thị hóa, biện pháp kiểm soát véc tơ không hiệu quả và sự gia tăng của việc đi lại thông thương giữa các nước trên thế giới là những yếu tố chính dẫn đến sự tái xuât hiện trở lại các bệnh truyền qua véc tơ.

Nền sản xuất lạc hậu cũng góp phần hủy hoại môi trường.


Rừng amazon bị chặt phá nghiêm trọng.

1. Bệnh sốt rét.
Sốt rét hiện là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất thế giới và ước tính có khoản 300 đến 500 triệu người mắc và có thêm khoản 1,5 đến 2,7 triệu người bị chết hàng năm vì căn bệnh này, hơn một nữa trong số tử vong này là trẻ em những vùng nông thôn nghèo ở Châu phi (Watson và cộng sự 1995). Theo tổ chức y tế thế giới (2007), 40% dân số thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét, chủ yếu là ở những nước nghèo kém phát triển. Người ta cho rằng bệnh sốt rét là căn bệnh truyền qua véc tơ chịu ảnh hưởng lớn nhất của sự thay đổi khí hậu, vì muỗi rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Những thay đổi thời tiết kéo theo sự thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm và gió sẽ ảnh hưởng đến vòng đời và sự phát triển của muỗi, gián tiếp ảnh hưởng đến sự lan tràn của bệnh sốt rét.


Muỗi Anopheles là thủ phạm chính lan truyền căn bệnh sốt rét


2. Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền, có ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với dịch xảy chủ yếu tại khu vực Đông Nam Á, châu Mỹ và Tây Thái Bình Dương. Căn bệnh này có hai thể sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue. SXH đặt ra gánh nặng bệnh tật toàn cầu lớn với 2,5 tỷ người có nguy cơ mắc bệnh – chiếm 40% dân số thế giới. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hàng năm có từ 50 đến 100 triệu ca mắc SXH. Việc gia tăng dân số nhanh nhưng quy hoạch đô thị kém đã dẫn đến tình trạng nhà ở không đạt tiêu chuẩn, hệ thống quản lý chất thải và hệ thống cấp nước không phù hợp, kết quả là việc dự trữ nước uống và các nguồn nước thải đô thị khác (ví dụ như trong lốp xe cũ, rác thải) tạo môi trường sống thuận lợi cho lăng quăng và muỗi Vằn - Aedes aegypti - véc tơ chính truyền bệnh SXH.


Muỗi Aedes aegypti truyền bệnh sốt xuất huyết


3. Viêm não truyền qua côn trùng là một vấn đề cần đặt biệt quan tâm ở các nước ôn đới. Muỗi có thể truyền một số loài vi rút viêm não ở người có tương quan với các giai đoạn thời tiết có nhiệt độ trên 300c, đặc biệt là vào những tháng cuối mùa nóng, ẩm ướt và theo sau là mùa hè hạn hán. Như vụ dịch xảy ra ở mỹ năm 1975 làm 1815 người bị mắc (WHO 1996).


Muỗi Culex Tritaeniorhynchus – trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản


4. Hantavirus là bệnh lây truyền bởi chuột nhắt và con người có thể hít thở loại virus này nếu trong môi trường không khí có nước tiểu hoặc phân của chuột nhắt. Nên bệnh là điển hình về vai trò của những thay đổi trong hệ sinh thái trong việc xảy ra các vụ dịch bệnh truyền nhiễm trong những thập niên gần đây. Sự thay đổi khí hậu bị nghi ngờ có liên quan đến sự biến đổi trong hệ sinh thái và góp phần làm nảy sinh bệnh dịch.


Chuột nhắt là tác nhân truyền bệnh hantavirus.


Nguồn:
1. PGS. TS Nguyễn Huy Nga. Sức khỏe môi trường. Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Năm 2010: trang 25 – 148.
2. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/bien-doi-khi-hau-anh-huong-toi-suc-khoe-2.427933.html
3. http://www.tin247.com/bien_doi_khi_hau_tac_dong_xau_toi_suc_khoe_con_nguoi-1-21506908.html
4. http://www.eliminatedengue.org/vi/Background/DengueFever/tabid/4623/Default.aspx
5. http://huaf.edu.vn/diendan/viewtopic.php?f=135&t=5240
6. http://nuoctroi.com/?q=node/1566