Họp phối hợp phòng chống sốt rét biên giới Việt Nam - Campuchia

Nhằm tăng cường hiệu quả phòng chống sốt rét cho cộng đồng dân cư biên giới và người qua lại biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, trong khuôn khổ Dự án Quỹ toàn cầu phòng chống sốt rét ,ngày 29/9/2010 Ban Quản lý dự án tỉnh Tây Ninh đã tổ chức cuộc họp giữa hai huyện Tân Châu (Tây Ninh – Việt Nam) và Me Mốt (Campong Cham - Campuchia).

Tham dự cuộc họp có ThS. Lương Trường Sơn, Phó viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM và các cán bộ của Viện ; BS. Nguyễn Văn Cường, Phó Giám đốc Sở Y tế - Giám đốc Ban quản lý dự án Quỹ toàn cầu PCSR tỉnh Tây Ninh và các đại biểu từ Ban Quản lý dự án Quỹ toàn cầu PCSR tỉnh, Ban Quản lý dự án Quỹ toàn cầu PCSR huyện Tân Châu; Sở Ngoại vụ, Phòng Nghiệp vụ - Sở Y tế; Công an tỉnh; Đồn biên phòng Kà Tum, Đồn Biên phòng 815, Đài Phát thanh Truyền hình, báo Tây Ninh. Về phía Campuchia có ông Ros So Khon, Phó Quận trưởng huyện Me Mốt; Ông Hy Sovann, Trưởng Phòng Y tế huyện; các cán bộ y tế huyện phụ trách sốt rét và đại diện Đồn biên phòng huyện Me Mốt.


Toàn cảnh cuộc họp phối hợp PCSR biên giới tại Tân Châu, Tây Ninh
BS. Nguyễn Văn Cường, phát biểu khai mạc Hội nghị nêu lên sự đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, sự hợp tác trong các lĩnh vực công tác, trong đó, đối với y tế, do hai nước có chung đường biên giới dài, việc giao lưu qua lại biên giới giữa hai nước lớn, dịch bệnh theo đó có nguy cơ lan tràn qua biên giới, do biên giới chủ yếu là vùng rừng núi, vùng lưu hành bệnh sốt rét, do đó việc phối hợp, trao đổi thông tin, cùng nhau hợp tác để giám sát, kiểm soát bệnh sốt rét là hết sức cần thiết.

Tây Ninh là tỉnh có chung biên giới đường bộ với Campuchia dài 204 km, có 5 huyện giáp Campuchia. Di biến động dân cư qua lại mua bán tại biên giới rất lớn. Ngoài ra, huyện Tân Châu có nhà máy xi măng thu hút nhiều công nhân lao động, lực lượng biên phòng dọc theo biên giới, vì thế nguy cơ nguy cơ mắc bệnh và lan truyền bệnh dễ xảy ra như bệnh sốt rét và các bệnh xã hội khác. Diễn biến tình hình sốt rét ở Tây Ninh thường gia tăng từ tháng 9 - 12 hàng năm. Trong 8 tháng đầu năm 2010, BNSR của Tân Châu là 47/75 so với toàn tỉnh, không có SRAT, tử vong và dịch sốt rét, KSTSR là 41/66, trong 35 ca sốt rét ngoại lai của Tân Châu thì có đến 18 ca là dân đi làm ăn ở Campuchia.

Đánh giá về chia sẻ thông tin PCSR giữa 2 huyện Tân Châu và Me Mốt, BS. Cường cho biết những thuận lợi là được sự quan tâm của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, UBND huyện Tân Châu, cùng các Sở ngành liên quan luôn tạo điều kiện; sự đầu tư, chỉ đạo của BQLDA Trung ương cũng như Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP. HCM nhằm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đây là năm thứ hai tỉnh triển khai Hội nghị biên giới nhưng vẫn còn một số việc tồn tại chưa làm được, đó là chưa có địa chỉ email và xây dựng biểu mẫu chung để chia sẻ thông tin, các Trạm Y tế dọc biên giới chưa gắn bảng “Nơi cấp thuốc sốt rét miễn phí” bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Campuchia. Cuối bài phát biểu của mình, BS. Cường đề xuất cần tập trung một số giải pháp PCSR biên giới giữa hai nước.

Tiếp đó ông Hy Sovann, Trưởng Phòng Y tế huyện Me – Mốt cũng báo cáo tình hình và các biện pháp phòng chống sốt rét ở Campuchia. Ông cũng thống nhất những biện pháp PCSR mà phía Việt Nam đưa ra, hai bên cùng hợp tác trao đổi và học hỏi lẫn nhau.


Ông Hy Sovann, Trưởng Phòng Y tế huyện Me Mốt phát biểu tại cuộc họp.
UBND huyện Tân Châu, Me Mốt cùng đồn biên phòng hai bên cũng rất ủng hộ và sẵn sàng phối hợp cùng nhau phòng chống sốt rét. Sự có mặt của đại diện ủy ban, đồn biên phòng của hai huyện giúp công tác PCSR thuận lợi hơn.

ThS. Lương Trường Sơn phát biểu đánh giá cao tình hữu nghị và hợp tác nhiều mặt, trong đó có sự nghiệp PCSR giữa hai huyện; những nỗ lực và những thành tích đạt được trong công tác PCSR của hai nước, hai huyện, ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đồng thời, chỉ đạo các địa phương trong thời gian tới cần phải tăng cường, tập trung quản lý, giám sát các hoạt động PCSR cho các xã dọc biên giới hai nước, chú trọng nhóm dân di cư có nguy cơ cao, ngăn chặn sự lan truyền của KST sốt rét kháng thuốc, phòng chống véc tơ đồng bộ và thống nhất hạn chế hiện tượng kháng hóa chất; cuộc họp sau nên mời Trưởng trạm Y tế của các xã dọc biên giới hai nước để cùng nắm tình hình và có các biện pháp cụ thể trong công tác PCSR. Việc trao đổi thông tin PCSR giữa hai huyện là rất quan trọng và nhanh chóng tiến hành ngay đầu năm 2011. Kế hoạch PCSR hàng năm của 2 huyện nên được chia sẻ cho nhau và thống nhất một số nội dung hoạt động PCSR về mặt biện pháp và thời gian tiến hành.


ThS. Lương Trường Sơn phát biểu chỉ đạo Hội nghị


Sau phần thảo luận, hai bên đã thống nhất:

- Thường xuyên trao đổi thông tin hai chiều, phối hợp lẫn nhau xây dựng kế hoạch, báo cáo hoạt động, định kỳ hàng tháng chia sẻ thông tin với nhau qua Email;

- Khi có nguy cơ xảy ra dịch hoặc BNSR gia tăng bất thường, SRAT, sốt rét ở trẻ em và dân di biến động nhiều thì cần khẩn cấp thông báo cho bên bạn để tăng cường kiểm soát;

- Thống nhất các biện pháp PCSR dọc biên giới cùng thời điểm là tháng 10 hàng năm;

- Tại Trạm y tế các xã dọc biên giới gắn bảng “Nơi cấp thuốc sốt rét miễn phí” bằng hai thứ tiếng Việt Nam và Campuchia;

- Nếu có dịch xảy ra cần tham mưu cấp có thẩm quyền hỗ trợ lẫn nhau trong phòng chống dịch.


Các đại biểu chụp hình lưu niệm

CN. Nguyễn Thị Yến
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,