Kết quả kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết tại tỉnh An Giang

Thực hiện Quyết định số 2853/QĐ-BYT ngày 28/6/2017 của Bộ Y tế về việc kiểm tra, giám sát và chỉ đạo công tác SXH, ngày 12/07/2017, Đoàn công tác gồm Lãnh đạo Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (trưởng đoàn), Viện Sốt rét - KST - CT TP. HCM, Viện Pasteur TP. HCM, Bệnh viện đa khoa TW Cần Thơ đã đến tỉnh An Giang thực hiện công tác với nội dung như sau:

  • Kiểm tra diễn biến tình hình sốt xuất huyết của tỉnh từ đầu năm: Số mắc, số tử vong, số ổ dịch.
  • Kiểm tra công tác triển khai dập dịch SXHD tại cộng đồng ở các vùng trọng điểm (diệt lăng quăng, phun hóa chất, hoạt động của CTV, truyền thông, kinh phí, vật tư hóa chất và các điều kiện triển khai hoạt động).
  • Kiểm tra các hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe của địa phương.
  • Kiểm tra công tác tập huấn hướng dẫn chuẩn đoán, điều trị và hướng dẫn giám sát phòng chống sốt xuất huyết của Bộ Y tế.
  • Kiểm tra công tác khám, chữa bệnh SXHD tại cơ sở điều trị.
  • Làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch từ tuyến tỉnh về việc triển khai các hoạt động tăng cường PCSXH.

Đoàn công tác làm việc với ban chỉ đạo phòng chống sốt xuất huyết tỉnh An Giang

1. Tình hình SXH và hoạt động phòng chống SXH tại các tuyến

1.1. Tình hình bệnh SXH 6 tháng năm 2017

  • Bệnh nhân SXH:
  • Số mắc SXHD 6 tháng đầu năm 2017 là 1.939 ca, tăng 19,1% so cùng kỳ 2016 (1628 ca) và tăng 84,3% so với số mắc trung bình 2011-2015 (1052 ca);
  • Huyện có số ca mắc cao là Chợ Mới (573 ca), Long Xuyên (340), Châu Phú (259 ca), An Phú (193 ca);
  • Số trường hợp SXHD nặng phát hiện trong 06th/2017 là 91 ca, chiếm 4,7% tổng số ca mắc. Nhóm tuổi ≤15 tuổi chiếm 68,9%, nhóm người lớn ≥15 tuổi chiếm 31,1%;
  • Có 421 ổ dịch (xảy ra ở tất cả thị trấn/ huyện/thành phố), đã xử lý 421 ổ dịch đạt 100%;
  • Có 01 ca tử vong;
  • Số ca mắc có chiều hướng tăng đột biến trong tuần đầu của tháng 7/2017 (166 ca), trong đó huyện Chợ Mới tăng 49 ca;
  • Giám sát huyết thanh và phân lập virút Dengue:
  • Số mẫu làm Mac-Elisa 257 mẫu chiếm 13,3% tổng số ca mắc, trong đó số mẫu dương tính chiếm 48,2% (124/257), số mẫu phân lập vi rút Dengue 84 mẫu chiếm 4,3% tổng số ca mắc, số mẫu dương tính chiếm 32,1% (27/84) (D1:20, D2: 2, D3:0, D4:5).
  • Có 3 type virus D1, D2, D4; trong đó D1 chiếm ưu thế 74,1%.

1.2. Kinh phí, vật tư, hóa chất phòng chống dịch

  • Kinh phí dự trù chi cho hoạt động phòng chống SXH toàn tỉnh năm 2017 là 3,2 tỷ đồng (dự kiến KPTƯ: 744 triệu, Kinh phí địa phương 2.473 triệu đồng). Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa nhận được.
  • Hóa chất, vật tư: chủ yếu từ chương trình Dự án PCSXH và tỉnh mua.
  • Đã sử dụng 421 lít (K-Othrine: 298, Hantox: 17 và Permecid: 12, Hanpec: 78).

1.3. Hoạt động phòng chống SXH của địa phương

  • Có xây dựng kế hoạch hoạt động PCSXH và phân bổ kinh phí tuyến cơ sở; Có thành lập BCĐ Phòng, chống dịch, bệnh nguy hiểm trên người.
  • Do kinh phí chưa có nên công tác tổ chức tập huấn cho cán bộ địa phương PCSXH gặp nhiều khó khăn.
  • Hoạt động giám sát véc tơ của địa phương cho thấy các chỉ số côn trùng đều tăng cao trong 6 tháng đầu năm 2017 như Phường Mỹ Phước- thành phố Long Xuyên (BI ≥ 60). Hoạt động giám sát véc tơ của địa phương chưa đạt yêu cầu chuyên môn.
  • Hoạt động của CTV chưa đạt hiệu quả cao.
  • Chiến dịch diệt lăng quăng trên địa bàn tỉnh: Các huyên, thị thực hiện 2 Đợt chiến dịch diệt lăng quăng vào tháng 4 & 6, tổng số xã thực hiện chiếm 54% (85/155 xã).

Hình 2: Đoàn công tác làm việc trạm y tế thị trấn Phú Hòa

  • Kiểm tra 03 hộ dân thì có 2/3 hộ có các dụng cụ chứa nước có lăng quăng.
  • Hoạt động truyền thông phòng chống SXH: Tỉnh đã thực hiện nhiều hình thức như truyền hình, báo chí, đài phát thanh… nhưng chưa mang lại hiệu quả trong việc thay đổi hành vi ý thức, thực hành của người dân.

2. Những thuận lợi, khó khăn của địa phương

2.1. Thuận lợi:

Được sự quan tâm chỉ đạo cấp trên của chính quyền các cấp của địa phương hỗ trợ trong các hoạt động của y tế đặc biệt công tác phòng chống dịch bệnh, được sự hỗ trợ về lĩnh vực chuyên môn của các Viện trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh của địa phương.

2.2. Khó khăn:

  • Tình hình bệnh SXH tăng cao trên địa bàn toàn tỉnh nên khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.
  • Nguồn kinh phí từ chương trình phòng chống SXH chưa có
  • Nhân lực hoạt động PC SXH thiếu, thay đổi thường xuyên nên thiếu kinh nghiệm trong điều trị cũng như dự phòng.
  • Cơ sở làm việc và trang thiết bị cho hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe từ tỉnh đến huyện một số nơi còn hạn chế.
  • Cơ sở vật chất cho hệ dự phòng và điều trị một số nơi còn thiếu và xuống cấp chưa đáp ứng kịp thời với tình hình dịch bệnh ngày càng gia tăng và phức tạp.
  • Chiến dịch diệt lăng quăng chưa triệt để dẫn đến sau chiến dịch ca bệnh vẫn còn dai dẳng.

3. Đánh giá của Đoàn công tác:

Qua làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống SXH tỉnh An Giang và kiểm tra tại thực địa cho thấy:

  • Số mắc SXH tăng so với cùng kỳ năm trước
  • Tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong công tác phòng chống SXH, đã thành lập và triển khai hoạt động của các Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp. Tuy nhiên nguồn kinh phí dự trù cho hoạt động phòng chống sốt xuất huyết năm 2017 vẫn chưa có.
  • Hoạt động của CTV tại các xã điểm chưa thực hiện đúng và đầy đủ các nhiệm vụ trong hoạt động chương trình PC SXH.
  • Nhận định: Do dịch SXH của các địa phương đang gia tăng đột biến trong đầu tháng 7/2017, đồng thời với một số yếu tố liên quan thuận lợi cho muỗi truyền bệnh phát triển, khó kiểm soát, dự đoán bệnh nhân SXH sẽ tiếp tục tăng, kéo dài và lan rộng trên địa bàn toàn tỉnh.

4. Đề nghị của đoàn công tác

  • Địa phương cần tổ chức chỉ đạo và triển khai quyết liệt các hoạt động phòng chống SXH. Phân công, giao trách nhiệm cụ thể đối với các tuyến y tế, các đoàn thể, các địa phương trong tỉnh để thực hiện gấp 3 nhiệm vụ chính:
  • Phòng ngừa tử vong: Phải duy trì đường dây nóng và phát hiện sớm các ca bệnh để điều trị kịp thời.
  • Giảm ca mắc:
  • TTYT dự phòng tăng cường hỗ trợ hoạt động phòng chống dịch tại các điểm đang có nguy cơ dịch bùng phát. Đối với các huyện số ca mắc không cao vẫn phải tăng cường công tác giám sát không nên chủ quan. Tại các xã đang trong giai đoạn phun dập dịch cần chú trọng theo dõi số ca mắc và chỉ số côn trùng chặt chẽ. Tổ chức diệt lăng quăng trước khi phun hóa chất và vận động nhân dân tham gia phòng chống SXH.
  • Đối với hệ điều trị: Cần tăng cường đào tạo chuyên môn cho các cán bộ còn ít kinh nghiệm trong chẩn đoán và điều trị SXHD. Ngăn chặn các nguồn lây nhiễm tại cơ sở điều trị.
  • Trung tâm TTGDSK tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo đặc biệt là giám sát hỗ trợ, kiểm tra hoạt động phòng chống dịch, công tác truyền thông ở các địa bàn trọng điểm. Tập trung mạnh vào các địa bàn trọng điểm có ca bệnh dương tính, chỉ số giám sát côn trùng tăng, truyền thông trong các cơ sở y tế, trường học.

Mai Đình Thắng

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,