Bệnh sốt phát ban và trung gian truyền bệnh là một số loài ngoại ký sinh

Bệnh sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là bệnh do bị lây nhiễm bởi một số loại vi khuẩn rickettsia (tác nhân gây bệnh). Rickettsia là một nhóm vi khuẩn có thể được lây truyền sang người qua trung gian một số loài ngoại ký sinh như: bọ chét, chấy rận, ve…

Các dạng sốt phát ban:

Tùy vào cụ thể từng loại rickettsiae bị nhiễm mà người ta phân ra thành nhiều loại sốt phát ban khác nhau.

- Bệnh sốt phát ban do chấy, rận (Typhus louse-borne) với tác nhân gây bệnh là Rickettsia prowazeki.

- Bệnh sốt phát ban do chuột (typhus murine) với tác nhân gây bệnh là Rickettsia typhi.

- Bệnh sốt phát ban do mò mạt (Typhus mite-borne) hay còn gọi là sốt phát ban bụi rậm (Typhus scrub) với tác nhân gây bệnh như: Rickettsia. australis, Rickettsia . felis, Rickettsia. honei …

Triệu chứng lâm sàng:

- Sốt cao (39 - 40o), ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, đau khớp, buồn nôn và mệt mỏi biểu hiện nhiễm độc;

- Phát ban; ban xuất hiện nửa người, sau khoảng 2 - 4 ngày thì lan ra toàn thân.

Đặc điểm dịch tễ học:

Bệnh sốt phát ban do chấy rận lưu hành ở những vùng khí hậu lạnh với điều kiện sống thấp, kém vệ sinh và những nơi có chuột phát triển mạnh, con người phải sống chung với nhiều chuột trong nhà. Những vụ dịch lớn đã xảy ra trong chiến tranh và nạn đói. Hiện nay vẫn tồn tại các ổ dịch lưu hành địa phương ở vùng núi Mehico, trung và nam Mỹ, trung và tây Phi và một số nước châu Á.

Phương thức lây truyền bệnh:

Sau khi hút máu bệnh nhân sốt cấp tính, loài rận Pediculus humanus bị nhiễm Rickettsia prowazekii, loài bọ chét bị nhiễm Rickettsia typhi,… Các bệnh nhân mắc bệnh lây nhiễm rickettsia và trở thành những ổ dịch mới trong cộng đồng dân cư. Người bị chấy rận đốt, ngứa và gãi làm dập nát xác chấy rận trong phân có Rickettsial dính vào vết đốt hoặc các vết da bị xước do gãi. Có thể mắc bệnh do hít phải bụi có phân của chấy rận bị nhiễm Rickettsia.

Rickettsia. typhiRickettsia . felis được phân bố rộng rãi, đặc biệt là trong các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ở các thành phố cảng và các khu vực ven biển với các loài gặm nhấm. Con người tiếp xúc với chó, mèo và động vật bị nhiễm khuẩn.

Tất cả các nhóm tuổi có nguy cơ bị nhiễm rickettsial khi đi đến vùng lưu hành bệnh. Bệnh tăng lên trong các hoạt động ngoài trời trong những tháng mùa xuân và mùa hè khi các loài ve và bọ chét hoạt động mạnh nhất.

Điều trị:

Chẩn đoán nhiễm trùng rickettsial còn gặp nhiều khó khăn, quan trọng là phải tìm ra biện pháp điều trị thích hợp. Điều trị phải được dựa trên lâm sàng. Phác đồ điều trị đúng bao gồm 200 mg doxycycline hàng ngày cho 3-14 ngày hoặc 2,2 mg/kg (cân nặng cơ thể) mỗi liều dùng hai lần một ngày (uống hoặc tiêm tĩnh mạch) cho trẻ em cân nặng <45,4 kg. Tuy nhiên thời gian điều trị có thể thay đổi, tùy thuộc vào ca bệnh.

Thuốc kháng sinh tetracycline (đặc biệt là doxycycline) có tính hiệu quả và độc tính thấp trong điều trị nhiễm trùng rickettsial, ngay cả ở trẻ em và phụ nữ mang thai. Tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh cụ thể, chloramphenicol, azithromycin, fluoroquinolones, và rifampin cũng có thể được dùng, nhưng đây không phải thuốc hiệu quả cho tất cả các thể rickettsial, cũng như chưa được đánh giá bởi các thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát.

Biện pháp phòng bệnh:

Bệnh chưa có vắc xin, thuốc để ngăn ngừa nhiễm trùng rickettsial. Vì vậy phòng ngừa tốt nhất là hạn chế tối đa tiếp xúc với động vật chân đốt truyền nhiễm (đặc biệt là chí, bọ chét, ve) ký sinh trên các loài động vật, đặc biệt là chó và mèo. Sử dụng hợp lý thuốc đuổi côn trùng để loại trừ các loài ký sinh trên vật nuôi, tự kiểm tra sau khi thăm các khu vực có véc tơ bị nhiễm khuẩn, và mặc quần áo bảo hộ để giảm rủi ro.

Ở nơi có bệnh lưu hành địa phương, cần thường xuyên kiểm tra vệ sinh cá nhân, quần áo, giường chiếu và giám sát với động vật chân đốt truyền nhiễm. Những biện pháp phòng ngừa trên đặc biệt quan trọng cho những người sống trong vùng có môi trường kém vệ sinh.

CN. Mai Đình Thắng

Tài liệu tham khảo:

1. Dumler JS, Madigan JE, Pusterla N, Bakken JS. Ehrlichioses in humans: epidemiology, clinical presentation, diagnosis, and treatment. Clin Infect Dis. 2007 Jul 15;45 Suppl 1:S45–51.

2. Jensenius M, Davis X, von Sonnenburg F, Schwartz E, Keystone JS, Leder K, et al. Multicenter GeoSentinel analysis of rickettsial diseases in international travelers, 1996–2008. Emerg Infect Dis. 2009 Nov;15(11):1791–8.

3. Paddock CD, Eremeeva ME. Rickettsialpox. In: Raoult D, Parola P, editors. Rickettsial Diseases. New York: Informa Healthcare USA, Inc; 2007. p. 63–86.

4. Parola P, Paddock CD, Raoult D. Tick-borne rickettsioses around the world: emerging diseases challenging old concepts. Clin Microbiol Rev. 2005 Oct;18(4):719–56.

5. Raoult D, Parola P, editors. Rickettsial Diseases. New York: Informa Healthcare USA, Inc; 2007.

6. Roch N, Epaulard O, Pelloux I, Pavese P, Brion JP, Raoult D, et al. African tick bite fever in elderly patients: 8 cases in French tourists returning from South Africa. Clin Infect Dis. 2008 Aug 1;47(3):e28–35.

Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,