Thử nghiệm vắc xin phòng bệnh Chagas ở chuột

Chagas là một trong những bệnh nhiệt đới phổ biến nhất ở châu Mỹ Latinh. Bệnh do ký sinh trùng Trypanosoma cruzi gây ra và được lan truyền qua trung gian truyền bệnh là một loài bọ xít hút máu. Cho đến nay bệnh chưa có thuốc phòng ngừa hiệu quả. Một nghiên cứu thử nghiệm vắc xin trên chuột cho thấy: loại vắc xin này có thể tạo ra miễn dịch kéo dài chống lại ký sinh trùng T. Cruzi.

Bệnh Chagas tương đối nhẹ ở giai đoạn cấp tính, giai đoạn mãn tính nguy hiểm hơn, trong giai đoạn đó ký sinh trùng chọn nơi cư trú ở vật chủ, chủ yếu ở các cơ của tim và dạ dày. Khoảng 1/3 số người bị nhiễm bệnh (số người nhiễm ký sinh trùng ở giai đoạn mãn tính) bị mắc bệnh tim nặng hoặc các biến chứng ở đường tiêu hóa trong nhiều năm sau khi bị nhiễm ký sinh trùng. Một vắc xin lý tưởng cho bệnh Chagas sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng hoàn toàn, nhưng một sự ngăn chặn các biến chứng trong giai đoạn mãn tính bằng cách giữ ký sinh trùng ở lượng thấp sẽ loại bỏ được gánh nặng bệnh tật.

T. cruzi ở tim (có đánh dấu mũi tên)

Ảnh: Nisha J. Garg, CC-BY

Các nhà nghiên cứu của Đại học Y khoa Texas (Mỹ), trước đây từng đưa ra một loại vắc xin có chứa ba protein đặc biệt của ký sinh trùng là một ứng cử viên tốt: Những con chuột bị nhiễm T. cruzi ngay lập tức sau khi tiêm ngừa đã có thể giữ số ký sinh trùng xuống thấp trong giai đoạn cấp tính và không thấy xuất hiện tình trạng viêm mô cơ như khi gây nhiễm cho chuột không được tiêm ngừa. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra liệu những con chuột được tiêm phòng sẽ được bảo vệ trong thời gian dài hay không. Để làm điều này, họ tiêm chủng cho chuột với một sự kết hợp của hai trong số các protein của T. cruzi (gọi là TcG2 và TcG4) và chúng cho thấy có hiệu lực mạnh nhất trong việc kích động cả một kháng thể và đáp ứng miễn dịch tế bào T. Việc chủng ngừa đã được thực hiện theo hai bước: bước đầu tiên là tiêm có chứa mã hóa DNA với các protein TcG2 và TcG4, và bước thứ hai vào ba tuần sau đó, một sự kết hợp của hai loại protein (phác đồ D/P). Một số con chuột cũng được cho một liều chủng ngừa bổ sung ba tháng sau đó, bao gồm một sự kết hợp của hai loại protein (phác đồ D/P/P) thêm một lần nữa. Mặc dù không có liều nhắc lại nhưng phác đồ D/P gây miễn dịch kéo dài, đặc hiệu với T. cruzi gây ra những thay đổi trong hệ thống miễn dịch. Vắc xin tạo ra một sự gộp lại các tế bào TH1 CD4 + T (còn gọi là tế bào T) mà nó là cần thiết cho một đáp ứng kháng thể hiệu quả cũng như một sự ổn định của các tế bào bộ nhớ CD8 + T. Cả hai tế bào gộp lại này được mở rộng một cách nhanh chóng khi những con chuột bị nhiễm bởi T. cruzi sau khi tiêm chủng 4 tháng, và các con chuột được tiêm đã có thể giữ số lượng ký sinh trùng thấp hơn 2-3 lần so với những con chuột bị nhiễm không được tiêm.

Những con chuột được tiêm ba mũi ở ba tháng (phác đồ D/P/P) và bị nhiễm bốn tháng sau đó đã có một đáp ứng miễn dịch, số ký sinh trùng của chúng là thấp hơn khoảng 5 lần, thậm chí nhiều hơn so với những con chuột đối chứng không được chủng ngừa. Miễn dịch do vắc xin giảm nhẹ trong vòng sáu tháng sau khi tiêm chủng bổ sung nhưng vẫn đủ để cung cấp sự phòng chống gấp 2 lần về sự xâm nhập của các mầm bệnh. Điều này là đủ để phá vỡ chu trình lây lan của ký sinh trùng (côn trùng cắn không nhận đủ số lượng ký sinh trùng để lây nhiễm cho vật chủ tiếp theo) và ngăn chặn các triệu chứng bệnh mãn tính ở vật chủ được tiêm phòng. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng “vắc xin TcG2/TcG4 D/P tạo được miễn dịch tế bào T lâu dài chống lại T. Cruzi, và tiêm ngừa bổ sung sẽ là một chiến lược hiệu quả để duy trì hoặc tăng cường miễn dịch nhằm chống lại nhiễm T. cruzi và bệnh Chagas”.

Hướng nghiên cứu tiếp theo là các nghiên cứu lâm sàng ở người, họ đề nghị: đặc trưng về chất lượng và số lượng của miễn dịch đối với các ứng cử viên vắc xin ở những người khỏe mạnh.

CN. Nguyễn Thị Mộng Siêng

(Dịch từ: http://www.sciencedaily.com/releases/2015/05/150507145156.htm)