Sán máng Schistosoma mekongi

1. Đặc điểm của ký sinh trùng

Schistosoma mekongi (S.mekongi) thuộc giới động vật, ngành sán dẹp, lớp sán lá, phân lớp Digenea, bộ Strigeidida, giống Schistosoma,loài S.mekongi.

Schistosoma mekongi được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1957 tại Lào và 1968 tại Campuchia. Do có nhiều đặc điểm tương tự với S. japonicum, S. mekongi lần đầu tiên được xác định là một loài duy nhất năm 1978.

Schistosoma mekongi là một loài sán máng, đặc biệt tìm thấy trong lưu vực sông Mekong của Lào và Cam-Pu-Chia ở Đông Nam Á. Người là vật chủ của ký sinh trùng, gây hại cho gan, lá lách, đường tiêu hóa, và thực quản.Vật chủ trung gian là ốc Neotricula aperta.

2. Hình thái học:

Hình 1: S.mekongi trưởng thành (nguồn:http://web.stanford.edu)

Con đực có thể phát triển dài đến 2,2 cm, trong khi con cái dài đến 2,6 cm. Con trưởng thành ký sinh trong tĩnh mạch, cản trở dòng chảy của máu. Loài sán này có màu trắng, con đực có một rãnh chạy theo chiều ngang, con cái nằm trong đó, dựa vào hình thức giao phối này, gọi là giao phối với nhau đời đời, và S. mekongi thường được tìm thấy trong các đám rối tĩnh mạch mạc treo.

Hình 2: Trứng S.mekongi

(nguồn: http://web.stanford.edu/)

Hình 3: Ấu trùng đuôi chẻ

(nguồn: http://web.stanford.edu/)

Trứng gần giống hình cầu, nhỏ so với Schistosoma khác. Mỗi ngày trung bình sán đẻ 95 trứng, thấp hơn đáng kể so với các Schistosoma khác, S. japonicum có thể đẻ 250 trứng mỗi ngày.

Miracidium được nở từ trứng tiếp xúc với nước, và tồn tại như ấu trùng bơi tự do trong nước. Trong cơ thể ốc, trùng lông phát triển thành bào tử nang (sporocysts).

Thông qua sinh sản vô tính tạo ra sporocysts tế bào mầm thứ cấp. Những tế bào mầm này sau đó phân chia vô tính thành cercaria.

Cercarium là giai đoạn ấu trùng lây bệnh cho con người, có hình thái riêng biệt dựa vào đuôi phân nhánh và nhờ các miệng hút chúng có thể thâm nhập vào người.

3. Chu kỳ của S. mekongi:

Trứng nở khi tiếp xúc với nước, vì vậy khi phân người có chứa trứng S. mekongi gây ô nhiễm nguồn nước, trứng nở giải phóng miricida vào trong nước. Các miricidia sau đó xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc, trong đó chúng phát triển thành ấu trùng thông qua sinh sản vô tính được gọi là các sporocyst, ấu trùng phát triển thành circariae cercariogeneis kéo dài hơn 32 tuần. Ấu trùng này được đặc trưng bởi một cái đuôi có hai nhánh. Sau khi giai đoạn phát triển này hoàn tất thì được phóng thích ra ngoài. Cercariae bắt đầu được phóng thích từ lúc mặt trời mọc và kết thúc khoảng sáu giờ sau đó. Tính trung bình, có khoảng 42 cercariae/ốc được phóng thích, khá thấp so với S. haematobium có thể giải phóng tới 2.000 cercariae mỗi ngày, và S. mansoni, mà có thể giải phóng tới 15.000 .

Hình 4: Chu kỳ phát triểncủa sán máng (nguồn: CDC)

Các cerceriae bơi tự do trong nước khi gặp người chúng chui qua da, sử dụng các enzym proteolytic xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn. Trong khi thâm nhập vào da, cercariae mất đuôi, trở thành schistosomulum, sau đó di chuyển qua máu cho đến khi chúng đến các tĩnh mạch mạc treo tràng trên và kênh của hệ thống tĩnh mạch cửa. Có những con sán bám vào tĩnh mạch với những giác hút, khi con đực và con cái gặp nhau chúng bắt đầu giao phối và đẻ trứng.

Những trứng này sau đó hoặc thâm nhập vào ruột hoặc lưu thông trong máu và có thể bị kẹt trong các vị trí, cơ quan khác của cơ thể, như gan, phổi, hoặc các cơ quan khác, gây nên bệnh. Sán trưởng thành sống trung bình 3-5 năm, nhưng có khi lên đến 30 năm. Trung bình, một người bị nhiễm bệnh có khoảng gần 150 trứng mỗi gram phân. Trong môi trường nước, trứng vẫn còn tồn tại khoảng một tuần

4. Lan truyền

Bệnh lan truyền xảy ra theo mùa, trong mùa khô, tháng 3 đến tháng 6 tại Lào, và từ tháng 2 đến tháng 4 tại CamPuChia. Mùa khô ở các tảng đá ven bờ sông, ốc vật chủ trung gian của sán máng có thể bám vào và sinh sống được tại đây. Ký sinh trùng được truyền từ ốc đến con người trong quá trình tiếp xúc với nước, ấu trùng lông (circariae) được phóng thích từ vật chủ trung gian vào nước, và tấn công người. Sau đó circariae chui qua da và thâm nhập vào máu.

5. Vector:

Vector có khả năng lưu trữ và truyền ký sinh trùng là ốc Neotriculaaperta

Đặc điểm sinh thái của Neotricula aperta:

  • Chỉ được tìm thấy trên các tảng đá bằng phẳng ở vùng nước trong, nông (0,5 - 3m) ở sông Mê Kông và một số nhánh của nó.
  • Hoàn thành vòng đời trong thời kỳ nước thấp, tương ứng với các điều kiện tự nhiên vào mùa khô (tháng 3 - 5).

Phạm vi phân bố của VCTG:

  • Sông Mê Kông từ phía nam của tỉnh Kratie (Campuchia) đến Kông Lor tại Savannakhet của Trung Lào.
  • Một số NC đã tìm thấy ốc dọc theo sông Mê Kông ở Campuchia và trong thung lũng sông Xê Kông ở phía Đông Bắc Campuchia, Lào, Đông Bắc Thái Lan.

​6. Dịch tễ học:

S.mekongi có liên quan chặt chẽ với vật chủ trung gian của nó, được tìm thấy ở sông Mekong và lưu vực của con sông này, thuộc khu vực Đông Nam Á. Lan truyền xảy ra thường xuyên nhất trong mùa khô, khi mực nước thấp hơn thì số lượng ốc gia tăng, và con người tiếp xúc với nước thường xuyên hơn. Ngoài ra, tỷ lệ bệnh do nhiễm S. mekongi ở trẻ em cao hơn ở người lớn .

Hình 5: Lưu vực sông Mêkông (nguồn:http://web.stanford.edu)

Đến năm 2002, ước tính 60.000 người có nguy cơ ở vùng đồng bằng sông của Lào, với tỷ lệ là 11.000 trường hợp. Trong khi đó ở CamPuChia 80.000. người có nguy cơ.

7. Biểu hiện lâm sàng ở người:

Thời kỳ ủ bệnh: Thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của vòng đời. Trong cơ thể ốc, các ấu trùng sinh sản và phát triển trong hơn 32 tuần, trước khi phát triển thành cercariae.

Mặc dù tương tự như S. japonicum, biểu hiện lâm sàng của bệnh do
S. mekongi nhẹ hơn. Bệnh cấp tính bao gồm triệu chứng phát ban tại chỗ thâm nhập qua da, được gọi là viêm da cercarial hoặc ngứa do tắm sông và bơi lội.

Nhiễm trùng mãn của những người sống trong vùng dịch tễ có các triệu chứng mãn tính. Các triệu chứng phổ biến nhất là :

  • Tăng huyết áp hệ tĩnh mạch cửa
  • Thực quản chảy máu
  • Vàng da
  • Xuất huyết tiêu hóa
  • Nhu mô gan tổn thương ....

Trứng Schistosoma trong các mao mạch của các mô nội tạng có thể dẫn đến xơ gan, đặc biệt là gan và phổi ở bệnh nhân bị nhiễm bệnh mãn tính. Ngoài ra, trứng có thể bị kẹt trong hoặc gần các mô thần kinh, gây ra các triệu chứng thần kinh trung ương. Tử vong thường do cổ trướng và chảy máu thực quản.

8. Xét nghiệm chẩn đoán:

Người bị nhiễm sán được xác định có trứng trong mẫu phân. Trứng S. mekongi được phân biệt với S. japonicum dựa trên kích thước, trứng S. mekongi nhỏ hơn, đường kính dao động từ 30-55μm, trong khi trứng của S. japonicum khoảng 50-65μm.

Hình 6:Trứng của S. mekongi (nguồn: http://web.stanford.edu)

Phản ứng miễn dịch là không hiệu quả, khác biệt giữa nhiễm trùng cấp hoặc mãn, cũng như phản ứng chéo với nhiễm ký sinh trùng giun sán khác.

9. Điều trị:

Điều trị một liều duy nhất bằng Praziquantel 40 mg/kg, thuốc có hiệu quả phòng, chống sự lây nhiễm. Loại thuốc này không giết chết ký sinh trùng nhưng giảm làm việc sản xuất trứng. Một liều duy nhất của Praziquantel có thể loại bỏ tất cả trứng bài tiết trong 4-6 tuần.

10. Y tế công cộng và các chiến lược phòng chống:

Sự giao lưu chặt chẽ của con người và các nước trong khu vực này cùng với vệ sinh môi trường, nếp sống sinh hoạt, thói quen tắm sông … không đảm bảo vệ sinh nên có nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. Các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh bao gồm tắm, bơi, lội, rửa … hoặc bất kỳ hoạt động nào tiếp xúc với circariae trong nước.

Các biện pháp kiểm soát của các chiến dịch điều trị rộng rãi tại Lào (1989) và Campuchia (1996) đã làm giảm đáng kể tác hại của S. mekongi trong khu vực.Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng và bệnh đã giảm. Các biện pháp được sử dụng thành công trong việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ lây nhiễm ở một mức độ lưu hành thấp.

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng thuốc điều trị cho con người sẽ không có kết quả triệt để vì không thể loại bỏ hoàn toàn S. mekongi từ khu vực này. Lý do không chỉ do thiếu kinh phí cần thiết để cải thiện vệ sinh môi trường mà còn do yếu tố sinh thái của các con ốc và môi trường sống của ốc-vật chủ trung gian. Và thật sự khó khăn để sử dụng các hóa chất tiêu diệt tất cả các con ốc bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, các hóa chất đắt tiền và cũng độc hại đối với sinh vật khác sống dưới nước cũng chính là một mối quan tâm về môi trường và kinh tế -xã hội.

Giáo dục cùng với điều trị và giám sát có chọn lọc là một chiến lược để phòng chống nhiễm ký sinh trùng. Người dân sống trong vùng lưu hành bệnh cần được thông báo về những nguy hiểm của nước bị ô nhiễm để chú ý sử dụng trong các hoạt động hàng ngày, chu kỳ sinh học và sự sự xuất hiện cercariae. Nên tránh tiếp xúc nước vào những thời điểm nguy cơ cao: buổi sáng và trong suốt mùa khô, trừ khi thực sự cần thiết. Ngoài hỗ trợ cho việc điều trị thì giáo dục truyền thông, giám sát là cần thiết để duy trì các nỗ lực loại bỏ bệnh sán máng tại các quốc gia nghèo khó này.

11. Tình hình nghiên cứu bệnh sáng máng ở Việt Nam

Ở Việt Nam, từ năm 1923 Langrange Carre và Cs đã nghiên cứu và phát hiện một loài sán máng trong hệ tuần hoàn của Trâu, Bò ở Nha Trang, đó là loài S. prindle. Đến năm 1961, Gs. Đặng Văn Ngữ, GS. Đỗ Dương Thái và Cs cùng với chuyên gia Trung Quốc khảo sát và nghiên cứu dọc theo sông Gấm, khúc sổng chảy qua Cao Bằng. Tại đây chưa phát hiện được bệnh nhân và cũng chưa tìm được vật chủ trung gian bị nhiễm sán máng.

Cho đến nay chưa có tài liệu nào chính thức công bố sự hiện diện của bệnh sán máng ở Việt Nam. Mặc dù hai quốc gia láng giềng như Lào và CamPuChia bệnh sán máng tương đối phổ biến.

Trong y văn Việt Nam có rất nhiều tài liệu đề cập đến bệnh sán máng vịt. Vịt và con người là vật chủ tình cờ bị tấn công bởi cercariae của ký sinh trùng hoạt động sống ở trong nước, từ các loại ốc Lymnaea stagnalis.

Các bài viết không đề cập đến các giai đoạn, chu kỳ phát triển của bệnh này trên vịt và trên người. Nhưng khi có thâm nhập vào da gây ra bệnh mề đay và ban đỏ ở những nơi ấu trùng xâm nhập vào phát triển và ngứa có thể kéo dài vài ngày đến 3 tuần.Tiền sử có tiếp xúc với nước bị nhiễm ấu trùng đuôi hoặc tiếp xúc với nước bị nhiễm với ấu trùng đuôi. Người tắm sông, tắm ao, bơi hồ, những người chăn nuôi vịt, khả năng viêm da rất lớn. Ấu trùng đi qua da và gây viêm da.

Năm 1997-1999, Đặng Tuấn Đạt và Cs đã điều tra sán máng tại một số điểm ở khu vực Tây Nguyên. Một nghiên cứu cắt ngang tại một số điểm trong lưu vực sông Sê San, Serepok, hai con sông này được bắt nguồn từ Tây Nguyên qua biên giới Việt Nam và CamPuChia đổ vào sông Mêkông. Kết quả cuộc khảo sát chưa phát hiện được sự hiện diện của bệnh sán máng, nhưng đã thu thập và xác định được một số loài ốc là vật chủ trung gian của sán sán máng S.mekongi .

Nguyễn Văn Đề và CS (năm 2000), thông báo tại sông Serepok (Đăk Lăk) và nhánh sông Đà (Sơn La), trong các loài ốc thu được và định loại đã xác định, có loài là trung gian truyền bệnh sán máng như: Oncomelania sp là vật chủ trung gian của S.japonicum ở Trung Quốc, Maningilla sp. Neotricula aperta là vật chủ trung gian của S.mekongi như ở CamPuChia và Lào. Tuy nhiên cũng chưa phát hiện được bệnh sán máng ở người tại các điểm điều tra.

Năm 2007, Trần Thị Khánh Tường, đã thông báo một trường hợp tăng áp lực tĩnh mạch cửa do sơ gan (bệnh nhân ở Dăklăk). Kết quả chẩn đoán huyết thanh nghi ngờ sán máng S. mansoni.

ThS. Trần Mỹ Duyên, CN. Nguyễn Thị Mộng Siêng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Tuấn Đạt (2001), "Bước đầu điều tra bệnh sán máng
(Schistosomiasis ) ở Tây Nguyên", Tạp chí Y học Dự phòng. số 4; chuyên ngành ký sinh trùng.

2. Nguyễn Văn Đề (2000), "Thông báo bước đầu về một số loài ốc tại các điểm điều tra sán máng ở Việt Nam", Thông tin phòngchống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng-Viện SR-KST-CT Hà Nội. Số 1, tr. 73-75.

3. Khanh Tuong Tran Thi (2007), "One case of portal hypertention is suspected of being caused by Shistosomasis in Vietnam ", Y hoc Tp Ho Chi Minh. 11, pp. 127-129.

4. Schistosoma mekongi,http://web.stanford.edu/group/parasites/ParaSites2009/RebeccaHebner_SchistoMekongi/RebeccaHebner_SchistoMekongi.htm,

5. Schistosomiasis Infection, http://www.cdc.gov/dpdx/schistosomiasis.