Trong cuộc sống thường ngày, con người vẫn sống mà không hề biết sự tồn tại, sự ký sinh của một loại sinh vật cực kỳ nhỏ bé trên gương mặt mình, hằng đêm khi chúng ta chìm trong giấc ngủ là lúc những sinh vật này xuất hiện từ những lỗ chân lông và bò trên da mặt,chúng có tên là Demodex(thuộc bộ Ve). Chúng ta không biết đến nó vì triệu chứng “thầm lặng” ở một số người bị ký sinh với số lượng lớn, triệu chứng trở nên điển hình hơn. Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm nó, hãy đến ngay Phòng Khám bệnh chuyên khoa ký sinh trùng để làm xét nghiệm kiểm tra và loại trừ. Bởi sự xuất hiện của nó gây nên tình trạng viêm da do Demodex
Hình ảnh Demodex
1. Demodex là gì?
Demodex là cách chúng ta gọi những con ve bọ tám chân được tìm thấy sống chủ yếu ở vùng trán, hai bên cánh mũi, má thậm chí ở vùng vành tai và da đầu.
Với khoảng 65 loài được biết đến, chỉ 2 loài trong số này được xác định là sinh sống thường xuyên trên con người là Demodex folliculorum (D.folliculorum) và Demodex brevis (D.brevis). D. brevis có kích thước nhỏ hơn, thường sống sâu trong các tuyến bã nhờn và ít xuất hiện trên bề mặt da hơn D.folliculorum do vậy không dễ để làm sạch và loại trừ chúng trên da mặt.
Tại Phòng Khám bệnh chuyên khoa ký sinh trùng các trường hợp nhiễm Demodex thường gặp là loài D.folliculorum
Demodex sống trong các nang lông và các tuyến bã nhờn, chúng sử dụng tế bào da chết, chất nhờn làm thức ăn đồng thời đẻ trứng tại đây, sau khoảng 3 - 4 ngày trứng phát triển thành ấu trùng, thêm khoảng 7 ngày nữa để phát triển thành con trưởng thành sẵn sàng giao phối và tiếp tục chu kỳ ký sinh, vòng đời trên vật chủ từ 2- 3 tuần.
2. Ai có nguy cơ nhiễm Demodex?
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ nhiễm Demodex. Tuy nhiên, Demodex tìm thấy nhiều ở người lớn, sau đó là thanh thiếu niên, và ít gặp ở trẻ nhỏ
Người mắc chứng rối loạn suy giảm miễn dịch (HIV, bệnh bạch cầu)
Những người sử dụng thuốc ức chế miễn dịch lâu ngày
Bị stress kéo dài
Sử dụng mỹ phẩm, kem trộn chứa corticoid
3. Nguyên nhân nhiễm Demodex
Vệ sinh kém có mối tương quan với việc nhiễm loại ve này, khi không làm sạch tế bào chết cùng chất nhờn trên da mặt là điều kiện thuận lợi để chúng sinh sống và lây lan sang người ngủ chung giường hoặc sử dụng chung khăn, gối
Da dầu(nhờn) những người có làn da dầu thường gặp hơn người có da khô, da hỗn hợp hay da trung tính
Trang điểm: Trang điểm đậm, thường xuyên cũng cần tẩy trang, làm sạch trước khi đi ngủ
Các triệu chứng
Đa số những người bị nhiễm không có triệu chứng, một số khác thì có các biểu hiện:
Ngứa rần rần như kiến bò trên da đặc biệt vào buổi tối và sáng sớm khi những con ve rời khỏi hang để ăn hoặc giao phối
Da nổi mẩn đỏ và mụn những người có làn da dầu, tuyến bã nhờn tăng sinh tiết làm lỗ chân lông giãn nở lớn hơn tạo nên lượng lớn thức ăn cho những con ve này; khi Demodex chết đi, xác chúng bị phân hủy có nhiều vi khuẩn và độc tố gây kích ứng và viêm ở các mô da gây nên tình trạng mẩn đỏ, mụn và ngứa.
Viêm bờ mi, rụng lông mi nếu Demodex ký sinh vùng mi mắt
Hình ảnh bệnh nhân nhiễm Demodex tại PK bệnh chuyên khoa KST
4. Biện pháp ngăn ngừa và loại trừ
Hẵn bạn đang lo lắng và tự hỏi liệu mình có bị nhiễm Demodex hay không? Khi mà có rất nhiều người bị nhiễm mà họ không hề hay biết gì. Nếu bạn gặp vài triệu chứng như trên hoặc không thì bạn vẫn có thể tham khảo vài chỉ dẫn dưới đây để làm sạch, loại trừ chúng và đừng quên đi xét nghiệm kiểm tra da của mình
Làm sạch mí mắt bằng sữa tắm em bé hoặc sữa tắm chứa dầu trà và nên sử dụng một cách cẩn thận vì mắt rất nhạy cảm
Làm sạch gương mặt 2- 3 lần mỗi ngày là cách cắt đứt nguồn thức ăn của những con ve Demodex. Sử dụng bằng nước sạch, ấm có thể kết hợp cùng tinh dầu cây chè, tinh dầu đinh hương, nước cốt chanh, hay nước lá cây 3 chạc và tránh xa xà phòng. Tuy nhiên, cần sử dụng các sản phẩm tinh dầu trên dưới sự hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc thầy thuốc. Đặc biệt dầu cây trà gây kích ứng cho mắt cần thận trọng khi sử dụng
Tẩy tế bàochết 2 lần định kỳ hàng tuần để làm sạch thoáng lỗ chân lông
Thư giãn tắm nắng vào buổi sáng và ngủ đủ giấc mỗi ngày
Làm sạch hoặc thay mới khăn, gối, ga giường nơi mà Demodex có khả năng ẩn náu khi ra khỏi khuôn mặt khi bạn ngủ
Xét nghiệm tìm Demodex cho chính bạn và người thân cận, gần gũi hàng ngày như vợ, chồng, bạn trai hoặc bạn gái,...và sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của Bác sỹ chuyên khoa ký sinh trùng
NguyễnThị Khen
Link PK: http://www.impehcm.org.vn/gioi-thieu/co-cau-to-chuc/phong-kham-chuyen-khoa-ky-sinh-trung.html
Tài liệu tham khảo:
BẢN QUYỀN THUỘC VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG - TP. HỒ CHÍ MINH
Số 685 Trần Hưng Đạo - Phường 1 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh | www.impehcm.org.vn
Điện thoại: 84-028-3923.7117 / 3923.9940 / 3923.7422 / 3923.8091 / 3923.9946 - Fax: 84-8-3923.6734
Giấy phép số 125/GP-BC (9/4/2007)